Hen suyễn là bệnh lý mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng của đường thở (co thắt khí – phế quản, phù nề, tăng tiết đờm) và ngăn cản sự lưu thông không khí, hoạt động trao đổi khí trong phế quản ở phổi. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như:
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị hen suyễn sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp điều trị hen suyễn phổ biến hiện nay:
Các thuốc trị hen suyễn dạng khí dung có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa cơn hen xuất hiện. Với bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bạn cần mang theo thuốc bên mình 24/7 để có thể sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.
Một số loại thuốc trị hen suyễn dạng khí dung thường được sử dụng là:
Thuốc dạng viên sẽ được chỉ định nếu thuốc dạng khí dung không mang lại hiệu quả trong kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Một số thuốc dạng viên có thể được sử dụng, bao gồm:
Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA)
Đây là nhóm thuốc dạng viên phổ biến được sử dụng trong điều trị hen suyễn. Việc dùng LTRA mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, đau đầu,…
Thuốc theophyllin
Theophyllin là thuốc điều trị hen suyễn dạng viên có tác dụng làm giãn phế quản. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Thuốc steroid
Bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc này khi bệnh nhân đã sử dụng các phương pháp điều trị khác kéo dài nhưng không kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Việc sử dụng steroid thường được cân nhắc kỹ bởi khi dùng lâu dài, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
Một số phương pháp điều trị hen suyễn khác như dùng thuốc dạng tiêm, phẫu thuật hoặc các liệu pháp bổ sung rất ít khi được dùng tới. Các phương pháp này chỉ được khuyến nghị sử dụng trong trường hợp người bệnh đã điều trị hen suyễn bằng thuốc dạng khí dung hay viên nén nhưng không mang lại hiệu quả.
Dùng thuốc dạng tiêm
Thuốc đường tiêm có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp hen suyễn nặng. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định số lần tiêm/tuần tùy theo mức độ của bệnh. Một số thuốc dạng tiêm được sử dụng để điều trị hen suyễn là benralizumab, omalizumab, mepolizumab và reslizumab.
Phẫu thuật
Thủ thuật chỉnh hình phế quản bằng nhiệt có thể được chỉ định cho các bệnh nhân hen suyễn gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Thủ thuật này khá an toàn và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp thực hiện. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình chỉnh hình phế quản. Bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống từ miệng, qua cổ họng và vào trong phổi của bệnh nhân. Nhiệt độ được sử dụng sau đó để đốt nóng các cơ xung quanh phế quản nhằm ngăn chúng thu hẹp lại, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng hen suyễn.
Liệu pháp bổ sung
Bên cạnh các phương pháp điều trị hen suyễn bằng thuốc hay phẫu thuật, bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên thực hiện đồng thời một số liệu pháp điều trị bổ sung cũng như thay đổi lối sống như:
Mong rằng, những thông tin trong bài viết này Bảo hiểm Bowtie đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh hen suyễn có chữa được không?” và “Cách chữa hen suyễn triệt để thế nào?”. Hen suyễn là một bệnh mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, khi bị hen suyễn, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ để hạn chế các cơn hen suyễn nặng.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.