Bệnh giang mai giai đoạn 2 là gì? Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không và điều trị thế nào? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Giang mai là một bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường tình dục, bất kể là quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là một xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum. Bệnh giang mai tiến triển qua 4 giai đoạn.
Ở giai đoạn 1, bệnh nhân có thể nhận thấy các vết loét nhỏ, không đau (săng giang mai) tại những vị trí xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Săng thường xuất hiện sau 9 – 90 ngày lây nhiễm xoắn khuẩn và tự hết trong 3 – 10 tuần dù không được điều trị.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2. Theo đó, giai đoạn 2 là giai đoạn thứ phát của bệnh, xảy ra sau khoảng 4 – 8 tuần từ khi bệnh nhân xuất hiện các tổn thương ban đầu (săng giang mai) mà không được điều trị.
Ở giai đoạn này, bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng là các tổn thương da và niêm mạc lan rộng. Nếu vẫn không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3 với khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai, xoắn khuẩn đã lây lan đến nhiều nơi trong cơ thể và gây ra các tổn thương lan rộng trên niêm mạc, da. Các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
Các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng không còn không có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng đã khỏi. Bệnh nhân vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho người khác. Đồng thời, nếu không điều trị, bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3 (giai đoạn cuối).
Giang mai giai đoạn 2 được xem là nguy hiểm bởi ở giai đoạn này, bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhất. Theo đó, người bình thường dễ bị lây bệnh khi quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da, niêm mạc hoặc máu của người bệnh. Phụ nữ bị giang mai giai đoạn 2 cũng có thể truyền xoắn khuẩn sang con trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, bệnh giang mai giai đoạn 2 không được điều trị có thể tiến triển sang các giai đoạn sau và dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Xoắn khuẩn giang mai có thể làm tổn thương vĩnh viễn tim, hệ thống xương khớp, dây thần kinh và các cơ quan khác trên cơ thể. Bệnh nhân lúc này đối mặt với nguy cơ gặp phải các vấn đề như mất thị lực, mất thính lực, viêm khớp xương, các vấn đề tim mạch và thần kinh…
Để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn 2, bác sĩ thường bắt đầu từ việc thăm hỏi về lịch sử tình dục, triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cũng như khám lâm sàng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm sau để đánh giá và kết luận bệnh:
Dù đã tiến triển hơn giai đoạn trước nhưng nhìn chung, bệnh giang mai giai đoạn 2 vẫn có thể chữa được bằng thuốc. Điều quan trọng là bệnh nhân cần nhận biết dấu hiệu giang mai và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa được đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh giang mai có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh. Theo đó, penicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Phác đồ điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 cụ thể như sau:
Phác đồ điều trị ưu tiên cho bệnh nhân giang mai giai đoạn 2 là sử dụng thuốc kháng sinh benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị để tiêm trực tiếp vào bắp với một liều duy nhất.
Ở bệnh viện, sẽ có những thời điểm không có thuốc benzathin penicillin. Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện điều trị bệnh bằng phác đồ thay thế với procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm vào bắp trong 10 – 14 ngày, 1 lần/ngày.
Trường hợp không có cả procain penicillin hoặc bệnh nhân dị ứng với penicillin thì bác sĩ sẽ thay thế bằng:
Riêng với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai giai đoạn 2 thì phác đồ điều trị ưu tiên vẫn là sử dụng thuốc benzathin penicillin hoặc procain penicillin. Tuy nhiên, vì doxycyclin chống chỉ định cho phụ nữ mang thai nên phác đồ thay thế lúc này sẽ là:
Về cơ bản, bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên các vết loét trên cơ thể sẽ hình thành sẹo và cần thời gian để lấy lại tính thẩm mỹ trên da. Điều cốt lõi để phòng chống bệnh là mỗi người nên xây dựng thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh và luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.