Vậy thực tế, bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus đậu mùa khỉ (mpox) gây ra. Loại virus này thường ảnh hưởng đến các loài gặm nhấm, chẳng hạn như chuột cống, chuột nhắt và động vật linh trưởng không phải người, điển hình là khỉ. Năm 1970, ca đậu mùa khỉ ở người đầu tiên được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, sau đó bắt đầu lưu hành ở khu vực Trung và Tây Phi.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, phát ban, đau đầu, đau cơ, đau lưng, viêm sưng các tuyến, ớn lạnh, mệt mỏi, các triệu chứng hô hấp… Tình trạng phát ban thường xuất hiện sau 1 – 5 ngày kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Nốt phát ban sau đó sẽ biến thành những mụn nước nhỏ chứa dịch trước khi đóng vảy, khô lại và bong ra.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm. Virus đậu mùa khỉ có thể được lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có khả năng lây nhiễm nhưng đậu mùa khỉ khó lây hơn các bệnh truyền nhiễm khác như cúm hoặc Covid-19.
Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người và người sang người qua nhiều con đường, cụ thể là:
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người khi con người tiếp xúc trực tiếp với vết phát ban, máu, thịt, dịch cơ thể, kể cả dịch tiết đường hô hấp của động vật nhiễm bệnh. Ngoài ra, nước tiểu và phân động vật chứa virus cũng có thể là nguồn lây nhiễm. Nói cách khác, bất kỳ ai tiếp xúc gần với các động vật nhiễm virus mpox đều có thể bị lây bệnh. Các loài động vật này thường là các loài gặm nhấm và linh trưởng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không may bị động vật nhiễm bệnh cào, cắn hoặc ăn thịt động vật nhiễm bệnh mà chưa nấu kỹ.
Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm từ người sang người. Theo đó, các con đường lây truyền virus bao gồm:
Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn đường hô hấp
Người bị đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng phát ban và nổi mụn nước trên da. Nếu người bình thường tiếp xúc trực tiếp với nốt phát ban, vảy, nước bọt, dịch cơ thể, bao gồm cả dịch tiết hô hấp của người bệnh thì có nguy cơ cao cũng nhiễm bệnh. Khả năng tiếp xúc trực tiếp này có thể xảy ra khi bạn:
Tiếp xúc với các đồ vật nhiễm mầm bệnh
Virus mpox có thể tồn tại trên các bề mặt hoặc vật dụng mà bệnh nhân đã tiếp xúc, chẳng hạn như khăn trải giường, ga, gối, mặt bàn, tay nắm cửa, chén bát… Nếu người bình thường chạm vào các đồ vật đã nhiễm mầm bệnh rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.
Từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc tiếp xúc gần sau sinh
Phụ nữ nếu mắc đậu mùa khỉ trong quá trình mang thai có thể truyền virus mpox sang thai nhi. Việc tiếp xúc gần giữa mẹ và bé trong và sau khi sinh cũng là một con đường lây truyền bệnh thường thấy.
Về cơ bản, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được thời gian lây bệnh đậu mùa khỉ cụ thể là bao lâu. Tuy nhiên, bệnh nhân được xem là vẫn còn khả năng lây bệnh cho người khác cho đến khi các tổn thương trên da đóng vảy, vảy bong ra và hình thành lớp da mới.
Thông thường, thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ là 5 – 13 ngày kể từ khi phơi nhiễm với virus, một số trường hợp lâu hơn có thể mất 21 ngày mới phát bệnh. Phần lớn người bị đậu mùa khỉ sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 – 4 tuần. Trong quá trình này, người bệnh cần được cách ly và tránh tiếp xúc gần với người nhà cũng như người trực tiếp điều trị để hạn chế lây nhiễm virus mpox.
Mọi người có thể thực hiện các bước sau để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ:
Hy vọng qua bài viết này, Bowtie Việt Nam bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?” cũng như biết cách phòng ngừa căn bệnh này. Trong trường hợp không may nhiễm bệnh, bạn nên bình tĩnh và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.