Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Bệnh đa xơ cứng có chữa được không và điều trị thế nào?

“Bệnh đa xơ cứng có chữa được không và điều trị thế nào?” là vấn đề nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bởi bệnh lý này có liên quan đến não và tủy sống. Việc điều trị không phù hợp có thể dẫn đến các khuyết tật nghiêm trọng, thậm chí người bệnh còn phải đối mặt với tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-02-22
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Bệnh đa xơ cứng có chữa được không?Các phương pháp kiểm soát đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng có chữa được không?

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn gây tổn thương các sợi thần kinh ở não bộ và tủy sống, trong đó tình trạng viêm liên tục lặp đi lặp lại khiến cho các bao myelin bị phá hủy, tạo thành nhiều mô sẹo rải rác. Hậu quả dẫn đến sự bất thường trong việc dẫn truyền xung thần kinh tại vùng bị ảnh hưởng.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh đa xơ cứng và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Người bị đa xơ cứng có thể phát triển nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, trong đó chủ yếu liên quan đến các rối loạn vận động và rối loạn thị giác, chẳng hạn như run rẩy, yếu chi, tê liệt, ngứa ran, đau do co thắt cơ, giảm khả năng phối hợp tư thế, mất thăng bằng, giảm thị lực, đau khi cử động mắt, nhìn mờ, mù màu, chuyển động mắt bất thường, sa sút trí tuệ, mệt mỏi, trầm cảm, co giật…

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Các dấu hiệu bệnh đa xơ cứng bạn cần cảnh giác

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân bệnh đa xơ cứng và các yếu tố nguy cơ

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh đa xơ cứng có chết không?

Các triệu chứng này có xu hướng rõ ràng và đáng kể hơn trong những đợt bùng phát. Nếu không được can thiệp phù hợp, theo thời gian chúng có thể gây ra các biến chứng nặng nề, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là lý do khiến nhiều người luôn băn khoăn về việc bệnh đa xơ cứng có chữa được không, đặc biệt là các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn hãy cùng Công ty Bowtie theo dõi các nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! 

Bệnh đa xơ cứng có chữa được không?

Bệnh đa xơ cứng được xem là một tình trạng mạn tính và hiện nay chưa có cách để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng, làm tăng tốc độ hồi phục sau các đợt bùng phát, đồng thời có thể giảm tần suất tái phát và làm chậm tiến triển của bệnh.

Các phương pháp kiểm soát đa xơ cứng

Để lựa chọn phương pháp kiểm soát bệnh đa xơ cứng phù hợp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số yếu tố cụ thể như mức độ tiến triển bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể, khả năng và nhu cầu của bệnh nhân. Theo đó, một số cách điều trị bệnh xơ cứng rải rác phổ biến là:

Phương pháp điều trị các đợt đa xơ cứng bùng phát

Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị các đợt bùng phát đa xơ cứng:

  • Dùng corticosteroid: Sử dụng các thuốc corticosteroid đường uống (prednisone) hoặc tiêm tĩnh mạch (methylprednisolone) theo chỉ định của bác sĩ có thể mang đến hiệu quả giảm viêm ở dây thần kinh. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có khả năng gặp phải một số tác dụng phụ như mất ngủ, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, thay đổi tâm trạng và giữ nước.
  • Lọc huyết tương (plasmapheresis): Đây là phương pháp điều trị đa xơ cứng được chỉ định khi các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và bệnh nhân không đáp ứng với corticosteroid. Với phương pháp này, phần huyết tương của người bệnh sẽ được tách ra khỏi các tế bào máu, sau đó bác sĩ có thể thay thế lượng huyết tương này bằng một dung dịch khác rồi đưa trở lại cơ thể. 
Bệnh đa xơ cứng có chữa được không và cách điều trị
Bệnh đa xơ cứng không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật.

Phương pháp làm chậm tiến triển của đa xơ cứng

Một số liệu pháp điều chỉnh bệnh (DMT) có thể được dùng để điều trị đa xơ cứng tái phát, chủ yếu là phương pháp sử dụng thuốc. Trong khi đó, một số liệu pháp khác lại mang đến lợi ích cho bệnh nhân đa xơ cứng tiến triển nguyên phát và thứ phát.

Phần lớn phản ứng miễn dịch liên quan đến đa xơ cứng sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh. Việc điều trị tích cực bằng thuốc càng sớm càng tốt có thể hạn chế tỷ lệ tái phát, làm chậm quá trình hình thành các tổn thương mới và làm giảm nguy cơ teo não. Các loại thuốc có tác dụng làm chậm tiến triển của đa xơ cứng được chỉ định phổ biến là: 

Thuốc tiêm dưới da

  • Thuốc interferon beta: Loại thuốc này giúp giảm viêm và làm tăng sự phát triển của dây thần kinh. Thuốc sẽ được tiêm dưới da hoặc vào cơ để làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát. Tác dụng phụ của interferon có thể bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm hoặc các triệu chứng giống như cúm, đôi khi thuốc cũng gây tổn thương gan. 
  • Glatiramer acetate: Glatiramer acetate có khả năng ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch vào bao myelin. Vì là thuốc dạng tiêm nên sau khi sử dụng, bệnh nhân có thể bị kích ứng da tại chỗ tiêm. 
  • Kháng thể đơn dòng ofatumumab: Ofatumumab hoạt động bằng cách nhắm vào các tế bào B gây tổn thương hệ thần kinh, từ đó làm chậm tình trạng tổn thương não do bệnh đa xơ cứng và phòng ngừa bệnh tiến triển xấu đi. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, phản ứng tại chỗ khi tiêm hoặc đau đầu.

Thuốc uống

Một số thuốc dùng đường uống được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tái phát đa xơ cứng và giúp làm chậm tiến triển của bệnh, bao gồm: 

  • Teriflunomide
  • Dimethyl fumarate
  • Diroximel fumarate
  • Monomethyl fumarate
  • Fingolimod
  • Siponimod
  • Ponesimod
  • Ozanimod
  • Cladribine

Với cách điều trị bệnh xơ cứng rải rác bằng các thuốc đường uống kể trên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả cũng như hạn chế xảy ra các tác dụng phụ. Đặc biệt, một số thuốc trong đó có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai cần phải trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi dùng thuốc. Các biện pháp tránh thai có thể được cân nhắc ở cả nam và nữ. 

Thuốc tiêm truyền

Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch được sử dụng trong điều trị đa xơ cứng hầu hết đều là các kháng thể đơn dòng, chẳng hạn như:

  • Natalizumab: Thuốc được thiết kế để ngăn chặn quá trình di chuyển của các tế bào miễn dịch từ máu đi đến não và tủy sống, từ đó hạn chế tổn thương thần kinh, giảm tỷ lệ tái phát và nguy cơ tàn tật do đa xơ cứng. Natalizumab có thể được sử dụng như phương pháp điều trị đầu tiên ở một số người bị đa xơ cứng nặng hoặc là phương pháp điều trị bậc hai với các trường hợp khác.
  • Ocrelizumab: Nhờ hiệu quả làm giảm tỷ lệ tái phát cùng nguy cơ tàn tật trong bệnh đa xơ cứng tái phát – hồi phục và làm chậm sự phát triển của bệnh đa xơ cứng tiến triển nguyên phát, ocrelizumab là DMT duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị cả hai dạng bệnh đa xơ cứng này.
  • Alemtuzumab: Kháng thể đơn dòng này hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào một loại protein trên bề mặt tế bào miễn dịch và làm “cạn kiệt” các tế bào bạch cầu, từ đó hạn chế sự tổn thương thần kinh tiềm ẩn do các tế bào bạch cầu gây ra. Alemtuzumab thường được khuyến nghị cho những bệnh nhân điều trị thất bại với các thuốc khác.

Các liệu pháp mới

Bên cạnh các liệu pháp điều chỉnh bệnh đã được chấp thuận, hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đang tiến hành tìm hiểu về một số liệu pháp mới có thể mang đến hiệu quả tích cực trong việc làm giảm các tổn thương liên quan đến bệnh đa xơ cứng và trì hoãn nguy cơ khuyết tật. Một số liệu pháp được nghiên cứu có thể kể đến là:

  • Sử dụng chất ức chế tyrosine kinase (BTK)
  • Cấy ghép tế bào gốc

Phương pháp điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh

Bạn không nên quá lo lắng sau khi biết đáp án của câu hỏi “Bệnh đa xơ cứng có chữa được không?”. Bởi vì ngoài các phương pháp kiểm soát kể trên, bạn còn có thêm nhiều cách khác để điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, một số cách giúp làm giảm triệu chứng đa xơ cứng là:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc giảm nhẹ triệu chứng sẽ giúp bệnh nhân đa xơ cứng cảm thấy dễ chịu hơn trong việc duy trì các hoạt động thường ngày. Dựa theo triệu chứng cụ thể, các thuốc được sử dụng có thể bao gồm: thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường thể trạng – giảm mệt mỏi, thuốc cải thiện khả năng đi lại…

Vật lý trị liệu

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập giúp giãn cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp cũng như cách sử dụng thiết bị để hỗ trợ quá trình thực hiện các hoạt động hằng ngày. Vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thiết bị hỗ trợ vận động có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng yếu chân và các vấn đề về dáng đi khác liên quan đến bệnh đa xơ cứng. 

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tự chăm sóc tại nhà cũng là một cách mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân đa xơ cứng. Để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy khả năng hồi phục và kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân đa xơ cứng thường được khuyến nghị nên:

  • Tuân thủ điều trị và thường xuyên tái khám 
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng 
  • Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Ngừng hút thuốc

Như vậy, bài viết không chỉ trả lời câu hỏi “Bệnh đa xơ cứng có chữa được không?” mà còn chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến việc điều trị để giúp bệnh nhân cải thiện bệnh đa xơ cứng. Hy vọng qua đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn và đừng quên liên hệ với bác sĩ trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường nhé!

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống
Bệnh về hệ thần kinh

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống

Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý
Bệnh về hệ thần kinh

Cơn thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu đột quỵ nhẹ cần lưu ý

Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ
Bệnh về hệ thần kinh

Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK