Đa xơ cứng là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy lớp vỏ bọc myelin bao xung quanh các sợi thần kinh trong não và tủy sống, từ đó làm gián đoạn tín hiệu thần kinh từ não tới các cơ quan trong cơ thể. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào và gây ra các biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, chẳng hạn như vấn đề về thị lực, mệt mỏi, cứng và co thắt cơ, mất khả năng phối hợp và giữ thăng bằng, gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang…
Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều khuyết tật nghiêm trọng. Dù vậy, liệu bệnh nhân đa xơ cứng có chết không? Nếu có chung thắc mắc này, mời bạn cùng Bảo hiểm Bowtie tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé.
Bản thân đa xơ cứng được xác định là một căn bệnh hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu, tuổi thọ của bệnh nhân đa xơ cứng thường ngắn hơn người bình thường từ 7 – 14 năm. Tuy nhiên, con số này đang ngày càng được “rút ngắn” nhờ tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị cũng như những hiểu biết về tác động của lối sống trong việc kiểm soát bệnh. Một số bệnh nhân có thể sống lâu và ổn định cùng đa xơ cứng nhờ kiểm soát bệnh tốt thông qua việc thay đổi lối sống và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong khi đó, vẫn có một số bệnh nhân tử vong do gặp phải các biến chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng tái phát vì phải nằm liệt giường.
Trên thực tế, việc bệnh đa xơ cứng có chết không cũng như tiên lượng của từng bệnh nhân sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, để xác định chính xác tiên lượng của bản thân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Theo các nghiên cứu, 2 – 5 năm đầu tiên sau khi bệnh khởi phát là thời điểm vô cùng quan trọng. Số lượng, tần suất tái phát cũng như mức độ hồi phục sau mỗi đợt bùng phát trong khoảng thời gian này sẽ giúp bác sĩ dự đoán khả năng tiến triển của bệnh trong tương lai. Ngoài ra, một số yếu tố khác như tuổi khởi phát, giới tính của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng ảnh hưởng đến tiên lượng của từng người bệnh.
Dưới đây là một số yếu tố có thể tác động đến sự phát triển cũng như tiên lượng của bệnh nhân đa xơ cứng:
Đa xơ cứng là một căn bệnh kéo dài suốt đời, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát bệnh, cải thiện tiên lượng và sống khỏe cùng đa xơ cứng bằng cách:
Nhiều phương pháp điều trị và liệu pháp bổ sung đã cho thấy lợi ích trong việc làm chậm tiến triển của bệnh, giảm tần suất tái phát, tăng tốc độ hồi phục sau các đợt bùng phát cũng như giúp kiểm soát triệu chứng đa xơ cứng. Vì vậy, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm để cải thiện tiên lượng và sống khỏe cùng đa xơ cứng chính là tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ can thiệp ngay khi cần thiết nhằm ngăn ngừa bệnh trở nặng hoặc nguy cơ dẫn đến biến chứng.
Thực tế, không có chế độ ăn đặc biệt nào được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với ít chất béo, nhiều vitamin và chất xơ có thể giúp bệnh nhân đa xơ cứng nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện một số triệu chứng như mệt mỏi, táo bón…, đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển một số vấn đề sức khỏe khác như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh mạn tính…
Với những bệnh nhân mắc đa xơ cứng nhẹ hoặc trung bình, tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, sự cân bằng và khả năng phối hợp. Việc này cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, chức năng bàng quang và ruột, đồng thời cải thiện tâm trạng vô cùng hiệu quả. Người bệnh có thể cân nhắc đến các bài tập hoặc hoạt động như đi bộ, giãn cơ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, yoga, thái cực quyền, bơi lội…
Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cũng như tăng tốc độ phát triển của đa xơ cứng. Theo đó, việc ngừng hút thuốc sẽ giúp bệnh nhân làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân đa xơ cứng thường gặp phải một số vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, đi tiểu đêm thường xuyên, chứng ngủ rũ… Giấc ngủ không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh đa xơ cứng nên trao đổi với bác sĩ để tìm cách cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bệnh nhân đa xơ cứng có thể được khuyến nghị tiêm ngừa một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như cúm. Tuy nhiên, không phải loại vaccine nào cũng phù hợp với người bệnh. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các loại vaccine có thể tiêm ngừa nhé.
Trong trường hợp gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân, bệnh nhân nên thành thật chia sẻ với người thân, bạn bè để được hỗ trợ. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được một số vấn đề xảy ra do bệnh như té ngã, run…
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh đa xơ cứng có chết không?”. Việc bệnh nhân đa xơ cứng có chết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.