Nếu bạn băn khoăn không biết bé ngủ nhiều sau khi ốm có vấn đề gì không, vậy hãy cùng Bowtie xem tiếp những chia sẻ trong bài viết bên dưới nhé! Trong bài viết này, Bowtie Việt Nam sẽ giúp bố mẹ lý giải tại sao trẻ sau ốm ngủ nhiều cũng như cách chăm sóc bé sau ốm hiệu quả nhất!
Thực tế, tình trạng bé ngủ nhiều khi ốm và sau khi ốm rất thường gặp. Đa số các trường hợp này đều không quá đáng ngại. Không những vậy, giấc ngủ còn được xem là “liều thuốc” tốt nhất đối với trẻ nhỏ khi bị bệnh. Theo đó, một số nguyên nhân có thể khiến trẻ ngủ nhiều trong quá trình bị ốm là:
Có thể thấy, khi bị ốm, trẻ sẽ rất cần ngủ, thậm chí là cần ngủ nhiều hơn bình thường để giúp cơ thể có đủ sức khỏe chiến đấu với bệnh. Do đó, nếu thấy bé ngủ nhiều khi ốm thì bạn cũng đừng vội lo lắng. Bạn cứ để bé ngủ nhiều hơn để nhanh hồi phục. Tuy nhiên, nếu bé ngủ nhiều khi ốm hoặc sau khi hết sốt mà có đi kèm các biểu hiện mất nước thì bố mẹ nên bổ sung thêm nước và theo dõi tình trạng của con. Nếu biểu hiện mất nước vẫn không cải thiện thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Bài viết liên quan:
Không chỉ trong quá trình ốm, tình trạng bé ngủ nhiều còn có thể tiếp tục kéo dài đến cả sau khi bệnh đã thuyên giảm. Nguyên nhân là do trong quá trình bị ốm, cơ thể bé phải làm việc nhiều để chống lại bệnh nên rất dễ gây cạn kiệt năng lượng. Ngoài ra, khi bị ốm, một số triệu chứng khó chịu như sốt, ho, nghẹt mũi… cũng có thể khiến trẻ không thoải mái, ngủ không ngon và sâu giấc.
Điều này dẫn đến việc sau khi bệnh thuyên giảm hoặc triệu chứng giảm bớt, trẻ sẽ có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn để phục hồi lại “phần năng lượng” đã mất. Do đó, việc bé ngủ nhiều hơn sau khi ốm cũng là điều khá bình thường và bố mẹ không cần phải quá lo lắng.
Dù vậy, bạn nên tiếp tục theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu con có các biểu hiện bất thường sau đây, bạn nên đưa bé đi khám bởi chúng có thể là dấu hiệu “cảnh báo” cho một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn:
Sau khi bé ốm dậy, ngoài việc theo dõi sát các biểu hiện của con, bạn cũng cần chăm sóc bé thật tốt về mặt dinh dưỡng, sinh hoạt. Tiếp theo đây là một số lưu ý khi chăm sóc bé vừa ốm dậy bạn cần “nằm lòng”:
Sau khi ốm dậy, cơ thể trẻ sẽ rất cần bổ sung thêm chất lỏng. Nguyên nhân không chỉ bởi nước là thành phần quan trọng của cơ thể mà còn bởi khi ốm, trẻ sẽ có khả năng bị mất nước nhiều do sốt, tiêu chảy. Việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể sau khi ốm sẽ giúp “bù” lại lượng nước bị mất đi này.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị chảy nước mũi, viêm đường hô hấp, việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể cũng sẽ giúp làm thông thoáng đường thở. Với các bé nhỏ, bố mẹ hãy tăng số cữ bú để bổ sung chất lỏng cho bé. Còn với các bé lớn, bạn cần nhắc nhở bé uống nước nhiều hơn. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể cho bé uống nước trái cây, nước súp…
Các trận ốm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và làm “xáo trộn” sự cân bằng vi sinh đường ruột, nhất là nếu bé vừa bị tiêu chảy hoặc vừa dùng kháng sinh. Vì vậy, việc bổ sung men vi sinh cho bé sau khi ốm sẽ rất cần thiết. Ngoài ra, các lợi khuẩn trong men vi sinh còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và kích thích cơn thèm ăn ở trẻ.
Việc bổ sung vitamin và khoáng chất sau ốm sẽ giúp trẻ tăng đề kháng. Cụ thể, bạn cần bổ sung cho trẻ các vitamin như vitamin A, B, C, D cùng các khoáng chất như canxi, kẽm và sắt. Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất này cho trẻ thông qua thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.
Sau ốm dậy, trẻ thường không có cảm giác muốn ăn uống gì. Lúc này, để khuyến khích con ăn, bố mẹ có thể chiều theo ý muốn ăn uống của con, cho con ăn những món chúng thích. Tuy nhiên, những món ăn này nên là những món có lợi cho sức khỏe.
Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên tránh cho trẻ ăn một cách qua loa. Thay vào đó, bạn nên chú ý cho trẻ ăn các món giàu đạm như thịt, trứng, sữa… để trẻ hồi phục, nhanh lấy lại sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa… Với trẻ nhỏ, bạn nên xay nhuyễn, băm hoặc giã nhỏ thức ăn để bé dễ nuốt.
Như đã đề cập ở trên, sau ốm, trẻ sẽ hay bị biếng ăn, chán ăn. Tuy nhiên, bạn đừng cố ép trẻ ăn mà hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa lớn, bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ để bé dễ ăn hơn.
Sau cùng, bé vừa ốm dậy sẽ rất cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Do đó, bạn nên để bé nghỉ ngơi, tránh để bé học tập quá căng thẳng. Nếu bé ngủ nhiều hơn, bạn nên để bé ngủ và chú ý theo dõi thêm.
Qua những chia sẻ trên, Bowtie hy vọng đã phần nào giúp bố mẹ giải quyết nỗi lo bé ngủ nhiều sau khi ốm dậy có sao không. Nhìn chung, việc bé ngủ nhiều hơn sau khi ốm dậy là khá bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn “linh tính” có điều gì đó không đúng, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám để xem con có đang gặp vấn đề gì không nhé!
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.