Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự, hãy cùng Bowtie tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Theo Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Khi bị mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp chính là chiếc phao cứu sinh giúp hỗ trợ người lao động duy trì cuộc sống trong thời gian tìm việc mới. Theo như quy định, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Theo đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. Dù thời gian đóng bảo hiểm không liên tục do thay đổi nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia nếu chưa hưởng trợ cấp.
Ngoài ra, theo khoản 5 – 6 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và khoản 4 điều 53 Luật Việc làm, trong trường hợp người lao động không hưởng hoặc chưa hưởng đủ tiền trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tương ứng sẽ được cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện.
Bài viết liên quan:
Theo Luật Việc làm 38/2013/QH13, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH và Nghị định 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp người lao động được bảo lưu, cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
Nếu không nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ghi trong quyết định nghỉ việc thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động chưa hưởng trợ cấp sẽ được cộng dồn và tự động bảo lưu cho lần hưởng tiếp theo.
Khác với trường hợp trên, trong trường hợp này, người lao động đã nộp hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như quy định. Tuy nhiên, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người đó sẽ được bảo lưu cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.
Theo quy định, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thì được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động chưa nhận sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.
Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện. Đối với trường hợp thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.
Một ví dụ cho trường hợp này như sau: Ông A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 45 tháng. Khi nghỉ việc, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 3 tháng, ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian ông A được bảo lưu là 9 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đó, với trường hợp ông B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 34 tháng thì khi nghỉ việc, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 3 tháng và không được bảo lưu tháng lẻ có đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài các trường hợp kể trên, nếu người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người đó chưa nhận trợ cấp cũng sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo. Theo đó, các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định có trách nhiệm thực hiện thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hy vọng bài viết này Website Bowtie đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: ”Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?” cũng như biết được các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp chưa nhận hoặc nhận chưa đủ trợ cấp thất nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì thời gian tương ứng sẽ được bảo lưu, cộng dồn cho lần hưởng kế tiếp theo đúng quy định.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.