Trong bài viết này, Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn kể trên. Đồng thời, Bảo hiểm Bowtie cũng chia sẻ với bạn thêm một số thông tin về các loại hình bảo hiểm có quyền lợi thai sản cho người không đi làm và điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia các loại hình bảo hiểm này. Cùng theo dõi ngay bài viết, bạn nhé.
Nếu không làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, bạn vẫn có thể nhận được quyền lợi thai sản từ việc bản thân hoặc chồng tham gia các loại hình bảo hiểm sau:
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Khi tham gia, bạn sẽ nhận được các quyền lợi từ chế độ thai sản nếu mang thai và sinh con. Tuy nhiên, nếu không đi làm, bạn vẫn có thể nhận được các quyền lợi thai sản này nếu chồng có tham gia. Cụ thể, khi chồng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu người vợ mang thai, sinh con thì gia đình sẽ nhận được các quyền lợi như:
Bên cạnh việc hưởng các quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội khi chồng tham gia, phụ nữ không đi làm cũng có thể nhận được các quyền lợi thai sản từ việc tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể, nếu tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ nhận được các quyền lợi như:
Một loại hình bảo hiểm khác cũng cung cấp các quyền lợi thai sản cho người không đi làm đó là bảo hiểm thai sản thương mại do các công ty bảo hiểm cung cấp. Khi tham gia, các chương trình bảo hiểm này sẽ giúp bạn chi trả các chi phí như:
Tùy thuộc vào từng công ty, từng gói bảo hiểm mà quyền lợi cung cấp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, quyền lợi bạn nhận được từ các gói bảo hiểm thai sản thương mại sẽ nhiều hơn so với các chương trình bảo hiểm của nhà nước. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội lựa chọn một cơ sở y tế phù hợp nhất để chào đón bé yêu chào đời.
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn không đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, khi dự định có con, bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để nhận được quyền lợi thai sản nhằm “san sẻ” bớt gánh nặng tài chính về chi phí mang thai và sinh nở.
Thực tế, các chương trình bảo hiểm thai sản do các công ty bảo hiểm cung cấp sẽ yêu cầu bạn phải đóng một mức phí nhiều hơn so với các loại hình bảo hiểm của nhà nước. Tuy nhiên, bù lại, bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn khi mang thai và sinh con. Do đó, nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại.
Trường hợp chồng bạn vẫn đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, bạn nên khuyến khích chồng đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ để bạn và gia đình nhận được trợ cấp thai sản từ loại hình bảo hiểm này nhé!
Điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia bảo hiểm là:
Để nhận được quyền lợi thai sản từ việc chồng tham gia bảo hiểm xã hội, chồng của bạn sẽ cần tham gia từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh. Chỉ cần đạt được điều kiện này, gia đình bạn vẫn có thể nhận được quyền lợi từ chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Đối với bảo hiểm y tế, để nhận được quyền lợi bảo hiểm thai sản, thẻ bảo hiểm y tế của bạn phải còn hạn sử dụng. Trường hợp bạn mới tham gia lần đầu thì thẻ sẽ có hiệu lực sau 30 ngày. Ngoài ra, khi đi sinh, bạn cũng sẽ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng các giấy tờ liên quan như căn cước công dân, sổ khám thai, hộ khẩu… để cơ sở y tế kiểm tra, đối chiếu. Ngoài ra, khi ra viện, bạn cũng sẽ cần thu thập các chứng từ liên quan để được thanh toán bảo hiểm.
Đối với các chương trình bảo hiểm thai sản thương mại, tùy thuộc vào chính sách từng công ty mà điều kiện nhận bảo hiểm thai sản sẽ khác nhau. Thông thường, bạn sẽ nhận được quyền lợi thai sản nếu thời gian bạn mang thai, sinh con không nằm trong thời gian chờ của bảo hiểm thai sản. Ngoài ra, các chi phí phát sinh cũng cần nằm trong danh mục các chi phí được chi trả và không nằm trong điều khoản loại trừ được quy định tại hợp đồng bảo hiểm. Thêm vào đó, bạn cũng cần thu thập hết giấy tờ, chứng từ liên quan để được thanh toán chi phí y tế (trường hợp thanh toán trước, nhận bảo hiểm sau).
Nếu không đi làm, bạn và gia đình vẫn có thể hưởng trợ cấp thai sản từ việc tham gia bảo hiểm xã hội của chồng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo chồng tham gia từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc tham gia cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất về tài chính khi mang thai, sinh con. Đối với bảo hiểm y tế, bạn có thể đăng ký tham gia theo hộ gia đình. Nếu tham gia lần đầu, bạn nên tham gia càng sớm càng tốt hoặc đăng ký trước ngày dự sinh từ 1 – 2 tháng để đảm bảo thẻ bảo hiểm y tế đã có hiệu lực vào thời điểm bạn sinh.
Đối với các gói bảo hiểm thai sản thương mại, hiện hầu hết các gói bảo hiểm đều có một khoảng thời gian chờ từ 210 ngày đến 1 năm. Do đó, nếu có ý định tham gia, bạn nên mua trước khi mang thai khoảng 1 – 2 năm để đảm bảo nhận được đầy đủ các quyền lợi.
Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Thực tế, người không đi làm vẫn có thể nhận được các quyền lợi thai sản từ việc chồng tham gia bảo hiểm xã hội hoặc bản thân mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại. Do đó, bạn nên khuyến khích chồng đóng bảo hiểm đầy đủ, đồng thời có thể cân nhắc đến việc tham gia thêm bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để được bảo vệ tốt nhất về tài chính khi mang thai, sinh con.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.