Vậy tại sao bạch cầu lại giảm trong bệnh sốt xuất huyết? Người bị sốt xuất huyết mà số lượng bạch cầu giảm thì có nguy hiểm không? Làm thế nào để tăng chỉ số bạch cầu trong sốt xuất huyết? Mời bạn hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm về những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Khi nhắc đến sốt xuất huyết, nhiều người đã biết rằng bệnh lý này có khả năng làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Tuy nhiên, liệu bạn có biết, sốt xuất huyết cũng có thể làm giảm số lượng bạch cầu.
Theo đó, bạch cầu là một trong những tế bào máu quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus… Trong bệnh lý sốt xuất huyết, số lượng bạch cầu thường giảm. Lượng bạch cầu sụt giảm sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân và tình trạng bệnh của họ.
Cơ chế giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết thường do virus phá hủy tế bào bạch cầu, do phản ứng viêm hoặc do bệnh ức chế tạm thời tủy xương, cụ thể như sau:
Đầu tiên, virus sốt xuất huyết sẽ gây nhiễm và sau đó phá hủy các tế bào bạch cầu, đặc biệt là các tế bào bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân. Đây là 2 loại bạch cầu đóng vai trò chính trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi các bạch cầu này bị phá hủy thì chỉ số bạch cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết cũng sẽ giảm.
Phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus cũng có thể góp phần khiến chỉ số bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết. Khi virus sốt xuất huyết xâm nhập, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng viêm và phản ứng này cũng gây phá hủy tế bào bạch cầu.
Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, virus sốt xuất huyết còn có thể làm giảm số lượng bạch cầu do ức chế tạm thời tủy xương. Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các tế bào máu, trong đó có bạch cầu. Vì vậy, nếu hoạt động của tủy xương bị ức chế, dù là tạm thời thì cũng có thể khiến số lượng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết.
Tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Như đã đề cập, bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Khi số lượng bạch cầu giảm, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Điều này làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và các bệnh lý khác trong quá trình mắc sốt xuất huyết, từ đó khiến sức khỏe sụt giảm và tăng nguy cơ biến chứng.
Ngoài ra, tình trạng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như nhiễm trùng máu, suy tạng, sốc nhiễm khuẩn…
Để chẩn đoán tình trạng giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết, bạn sẽ cần đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm. Thông thường, khi nghi ngờ bệnh nhân bị giảm bạch cầu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm công thức máu toàn phần để xác định số lượng bạch cầu trong máu. Ngoài ra, một số xét nghiệm, kiểm tra khác cũng có thể giúp chẩn đoán tình trạng này là phết máu ngoại biên và sinh thiết tủy xương.
Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện chỉ số bạch cầu cũng như ngăn ngừa biến chứng của tình trạng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết:
Khi số lượng bạch cầu giảm trong quá trình mắc sốt xuất huyết, bạn có thể cân nhắc đến việc bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống để tăng bạch cầu:
Giảm bạch cầu có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy máu… Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc và điều trị để giúp giảm triệu chứng khó chịu, từ đó nâng cao sức khỏe, chẳng hạn như:
Nếu giảm bạch cầu nghiêm trọng, truyền máu có thể được bác sĩ cân nhắc thực hiện để tăng số lượng bạch cầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp tăng bạch cầu tạm thời.
Một nguyên nhân khiến tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm là bởi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, trong quá trình “xử lý” tình trạng này, bạn cần chú ý thực hiện thêm các biện pháp để hạn chế nhiễm trùng, chẳng hạn như:
Tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết có thể khiến bệnh nhân đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, ngoài chỉ số tiểu cầu, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên chú ý đến số lượng bạch cầu để hạn chế các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng bạch cầu thấp.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.