Trong bài viết này, Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những băn khoăn kể trên. Đồng thời, Bowtie cũng chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết để bạn có thêm những thông tin hữu ích và biết cách xử lý nếu chẳng may mình hoặc người thân rơi vào tình huống này.
Câu trả lời cho băn khoăn này là “Có”. Thậm chí, so với người bình thường, thai phụ bị sốt xuất huyết sẽ càng nguy hiểm hơn. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu. Điều này càng tạo cơ hội cho virus phát triển mạnh và khiến nguy cơ gặp phải các biến chứng tăng cao.
Trước hết, bệnh có khả năng gây thoát huyết tương hoặc xuất huyết nghiêm trọng, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu. Không chỉ vậy, việc bị sốt xuất huyết khi mang thai có khả năng gây cô đặc máu, dẫn đến sốc cũng như làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm khác ở mẹ bầu như sảy thai, tiền sản giật, sản giật, băng huyết sau sinh…
Không những vậy, mẹ bầu bị sốt xuất huyết cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bé sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, sinh nhẹ cân, sinh non hoặc thậm chí tử vong.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Sản phụ khoa và Sinh học sinh sản Châu Âu, phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng thai sản khi nhiễm sốt xuất huyết. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 50 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Kết quả cho thấy có 41% thai phụ có nguy cơ chuyển dạ sớm. Ngoài ra, mẹ cũng có khả năng gặp phải các biến chứng như sinh non, băng huyết khi chuyển dạ, thai chết lưu, sảy thai, trẻ tử vong sơ sinh hoặc lây truyền bệnh sốt xuất huyết từ mẹ sang con.
Cụ thể, bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy cơ gặp phải các biến chứng ở cả mẹ và thai nhi như sau:
Giảm tiểu cầu là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ bầu và em bé bởi làm tăng nguy cơ xuất huyết ở nhiều vị trí trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến mẹ bầu dễ gặp phải biến chứng khi áp dụng các thủ thuật y tế như gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân trong quá trình sinh.
Nếu bạn hỏi “Bầu 3 tháng bị sốt xuất huyết có sao không?” thì câu trả lời là có. Bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, trường hợp bị sốt xuất huyết giai đoạn này, ngoài theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh, mẹ bầu cũng cần để ý các dấu hiệu cảnh báo sảy thai như đau bụng dữ dội, dai dẳng, chảy máu âm đạo, chóng mặt, choáng váng…
Sinh non, trẻ sinh nhẹ cân cũng là những biến chứng cần cảnh giác khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết. Nguy cơ này dễ xảy ra nếu bà bầu bị sốt xuất huyết trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, chẳng hạn bầu 7 tháng, 8 tháng bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, bé cũng có khả năng tử vong nếu tình trạng bệnh của mẹ nghiêm trọng.
Bà bầu bị sốt xuất huyết có thể truyền cho em bé trong bụng. Dù không có nghiên cứu nào cho thấy sốt xuất huyết gây dị tật thai nhi nhưng tình trạng này lại có khả năng dẫn đến thai chết lưu, sinh non, trẻ tử vong sau sinh hoặc có nguy cơ đối mặt với các biến chứng về sức khỏe khác sau sinh. Ngoài ra, việc virus truyền từ mẹ sang bé cũng làm tăng nguy cơ mổ lấy thai khi sinh.
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có khả năng phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết nặng hơn bình thường bởi số lượng tiểu cầu trong cơ thể thường giảm do bệnh. Ngoài ra, nếu mẹ chuyển dạ khi bị sốt xuất huyết thì nguy cơ băng huyết sau sinh là rất cao.
Bà bầu bị sốt xuất huyết cũng có nguy cơ phát triển tình trạng tiền sản giật hoặc sản giật cao hơn phụ nữ mang thai bình thường. Đây đều là những biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều vấn đề như sinh non, nhau bong non, tổn thương các cơ quan nội tạng…
Bà bầu bị sốt xuất huyết có thể nhận thấy các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện nhẹ thường gặp là:
Các triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng hai đến bảy ngày. Tuy nhiên, với các trường hợp sốt xuất huyết nặng, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như:
Các biểu hiện này thường bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi hết sốt. Trong trường hợp nặng hơn, mẹ có thể có các biểu hiện như choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt. Tình trạng sốt xuất huyết nặng sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bởi nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến sốc (giảm huyết áp đột ngột), chảy máu trong và tử vong.
Khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc sốt xuất huyết trong thai kỳ, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao, bầu bị sốt xuất huyết có sao không, có ảnh hưởng đến bé không… Trường hợp nghi ngờ mắc sốt xuất, bà bầu cần bình tĩnh và quan sát các triệu chứng của cơ thể. Đồng thời, nên sắp xếp thời gian đi bệnh viện khám ngay lập tức, thậm chí kể cả khi các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ. Nếu đi khám, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho điều trị ngoại trú và hướng dẫn các cách chăm sóc tại nhà phù hợp như:
Trong thời gian điều trị tại nhà, nếu có những biểu hiện của sốt xuất huyết nặng, mẹ bầu cần đi khám ngay. Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 trong quá trình bệnh thường là thời điểm mà bà bầu bị sốt xuất huyết sẽ đối diện với hai nguy cơ nguy hiểm là giảm tiểu cầu, dẫn đến hiện tượng sốt xuất huyết chảy máu và tình trạng cô đặc máu, có thể dẫn đến sốc. Do đó, những ngày này, bà bầu nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh và nếu có điều kiện thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra hằng ngày. Nếu cần thiết có thể nằm viện để theo dõi.
Trường hợp bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng cuối, nếu có hiện tượng chuyển dạ trong giai đoạn tiểu cầu máu giảm, bà bầu rất dễ gặp hiện tượng băng huyết. Vì vậy, nếu có dấu hiệu chuyển dạ thì cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Qua những chia sẻ trên đây, Bowtie hy vọng rằng đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu bị sốt xuất huyết có sao không?” hay “Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?”. Nhìn chung, so với người bình thường, thai phụ sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm hơn nếu bị sốt xuất huyết. Do đó, bà bầu nên tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết, nhất là vào mùa mưa – thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Trường hợp chẳng may bị sốt xuất huyết thì cũng đừng quá lo lắng, hãy đi khám và thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ nhé!
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.