Sản phụ khoa
Sản phụ khoa

Bà bầu bị nghẹt mũi: 9 mẹo khắc phục ngay tại nhà không cần thuốc

Bà bầu bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp. Nếu bạn đang mang thai và bị tắc nghẽn mũi trong thai kỳ thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể theo dõi tại nhà và áp dụng một số mẹo để khắc phục ngay tình trạng này.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-05-27
Cập nhật ngày 2023-06-01
Nội dung chính
Các nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi trong thai kỳBà bầu bị nghẹt mũi nên làm gì để nhanh khỏi?
Bà bầu bị nghẹt mũi: 9 mẹo khắc phục ngay tại nhà không cần thuốc

Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi? Bà bầu bị nghẹt mũi có sao không và nên làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này? Trong bài viết dưới đây, Công ty Bowtie mời bạn cùng khám phá nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi cũng như một số phương pháp khắc phục tình trạng này tại nhà nhé. 

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi trong thai kỳ

Về cơ bản, nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi rất đa dạng, thường gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng và dị ứng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nghẹt mũi trong thai kỳ:

Viêm mũi thai kỳ

Bà bầu bị nghẹt mũi có thể là biểu hiện của viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn mang thai và thường không có liên quan đến các nguyên nhân khác như dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Theo đó, nguyên nhân gây viêm mũi thai kỳ thường là:

  • Tăng lượng dịch trong cơ thể: Khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều máu và dịch lỏng hơn. Điều này có thể khiến các mạch máu trong mũi giãn nở và sưng lên, từ đó gây nghẹt mũi.
  • Nồng độ estrogen tăng lên: Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ bầu thường cao hơn so với bình thường. Tình trạng này được cho là có liên quan đến sự tắc nghẽn ở mũi.
  • Tạo ra hormone tăng trưởng: Nhau thai sẽ tạo ra một biến thể của hormone tăng trưởng (HGH). Hormone này được cho là có liên quan đến một số triệu chứng ở mũi, bao gồm cả nghẹt mũi.  

Tình trạng viêm mũi thai kỳ sẽ gây ra một số triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì hơi, viêm xoang, nhiễm trùng hoặc có dịch trong tai. Đặc biệt, tình trạng nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ thường khiến mẹ bầu bị khó thở và mất ngủ vào ban đêm.

Viêm mũi dị ứng

Dị ứng với một số tác nhân từ môi trường (dị nguyên) như bụi bẩn, nấm mốc, khói, không khí ô nhiễm, phấn hoa, vảy da thú cưng… sẽ khiến bà bầu bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng viêm mũi dị ứng có xu hướng xuất hiện đột ngột và không thể đoán trước, ngay khi mẹ bầu tiếp xúc với các dị nguyên. Lúc này, bà bầu thường bị nghẹt mũi đi kèm với hắt hơi, sổ mũi, ngứa ở mắt, mũi hoặc cổ họng. 

Cảm lạnh hoặc cúm

Nếu bị nghẹt mũi kèm theo hắt hơi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể nhẹ, sưng hạch hoặc sốt thì nhiều khả năng bạn đang bị cảm lạnh hoặc cúm. Hai tình trạng này đều do nhiễm virus gây ra. Trong khi cảm lạnh không quá đáng ngại thì bệnh cúm xảy ra trong thai kỳ cần được theo dõi cẩn thận hơn. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài kèm sốt, mẹ bầu cần được thăm khám và chăm sóc bởi bác sĩ. 

Viêm xoang

Nhiễm virus và vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm ở xoang. Khi bị viêm xoang, mẹ bầu thường gặp các triệu chứng khác ngoài nghẹt mũi, bao gồm sốt, nhức đầu, dịch mũi có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi đau hoặc áp lực vùng mặt (có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn cúi người về phía trước), đau ở hàm trên hoặc giảm khứu giác…

Bà bầu bị nghẹt mũi do viêm xoang
Một số bà bầu có thể bị nghẹt mũi do viêm xoang.

Covid-19

Covid-19 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bà bầu bị nghẹt mũi. Ngoài ra, bệnh còn gây sốt, ho và mệt mỏi.

Khác với người bình thường, bà bầu ít nhận thấy triệu chứng Covid-19 hơn nhưng lại có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng do bệnh. Trong trường hợp này, nếu nghi ngờ mình mắc Covid-19, tốt nhất mẹ bầu nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm và được bác sĩ theo dõi, điều trị. 

Bài viết liên quan:

Bà bầu bị nghẹt mũi nên làm gì để nhanh khỏi?

Trong quá trình mang thai, chị em rất dễ bị nghẹt mũi. Trên thực tế, có một số biện pháp đơn giản và tự nhiên mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu do nghẹt mũi. Dưới đây là những phương pháp chữa nghẹt mũi an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà bạn có thể thử áp dụng:

1. Bổ sung nhiều nước

Cơ thể của chúng ta có tới 70% là nước. Trong khi người bình thường cần đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày thì mẹ bầu bị nghẹt mũi có thể cần uống nhiều nước hơn thế. Bởi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và giảm tắc nghẽn mũi. Theo đó, bà bầu bị nghẹt mũi có thể uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây… Tuy nhiên, bạn cần cắt giảm caffeine và nước ngọt để tránh bị mất nước.

2. Xì mũi

Khi bị nghẹt mũi và cảm thấy khó chịu, mẹ bầu có thể thực hiện xì mũi để đẩy dịch nhầy ra khỏi lỗ mũi. Cách thực hiện đơn giản là giữ một lỗ mũi bằng ngón tay, sau đó dùng lực để xì dịch nhầy ra khỏi lỗ mũi còn lại, lặp lại với bên mũi kia. Xì mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi, thông mũi tạm thời nhưng bạn nên lưu ý xì mũi nhẹ nhàng, không xì quá mạnh vì sẽ gây ảnh hưởng đến vùng bụng. 

3. Kê cao đầu khi ngủ

Sử dụng thêm gối để kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý chọn gối có độ cao phù hợp, không nên kê đầu quá cao vì có thể dẫn đến đau mỏi vai và cổ. 

4. Tắm nước ấm

Một cách khác mà bà bầu bị nghẹt mũi có thể áp dụng để giảm tình trạng tắc nghẽn mũi là tắm nước ấm. Theo đó, hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và thông thoáng đường thở. Ngoài ra, việc tắm nước ấm cũng giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng cũng như dễ ngủ hơn.

5. Chườm ấm hoặc xông hơi mặt

Chườm ấm hoặc xông hơi mặt cũng là cách được nhiều bà bầu bị nghẹt mũi áp dụng để thông mũi. Cách thực hiện tương đối đơn giản. Để chườm ấm, bạn dùng một khăn bông sạch cho vào chậu nước nóng, sau đó vớt khăn ra, vắt ráo và đắp lên vùng mũi. Còn đối với việc xông hơi, bạn hãy chuẩn bị một tô nước nóng, sau đó đưa mặt lên phía trên tô nước và trùm khăn lên đầu để hơi nước được xông lên mũi. 

6. Dùng nước muối nhỏ mũi, xịt mũi hoặc rửa mũi

Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hoặc xịt mũi cũng là một cách mà bạn có thể áp dụng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi trong thai kỳ. Theo đó, bạn hãy nhỏ 2 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi để giúp làm sạch mũi và thông mũi hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối dạng xịt để xịt thông mũi. 

Bên cạnh nhỏ mũi, xịt mũi thì một lựa chọn khác để giảm tình trạng nghẹt mũi cho bà bầu là rửa mũi. Để thực hiện, bạn cho nước muối sinh lý vào bình neti. Sau đó, bạn tiến hành bơm nước muối vào từng bên lỗ mũi (thở bằng miệng trong quá trình rửa mũi). Với cách làm này, bạn có thể thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giúp làm sạch mũi và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan sang các xoang khác, đồng thời giảm chảy dịch mũi sau. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên lạm dụng việc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc rửa mũi quá nhiều bởi nước muối có thể làm mỏng niêm mạc mũi và khiến tình trạng nghẹt mũi trở lên trầm trọng hơn.

Bà bầu bị nghẹt mũi nên làm gì để nhanh khỏi?
Rửa mũi bằng nước muối là cách giúp giảm nghẹt mũi an toàn cho mẹ bầu.

7. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương

Sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ làm tăng độ ẩm không khí và giúp bạn “thoát khỏi” tình trạng tắc nghẽn mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên vệ sinh máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương thường xuyên, đồng thời chăm thay nước để vi khuẩn, nấm mốc không phát triển.

8. Tránh khói thuốc và các tác nhân gây kích ứng

Khói thuốc lá, các sản phẩm có mùi mạnh (như sơn tường, nước hoa) cũng như nấm mốc, phấn hoa, vảy da thú cưng… là các tác nhân có khả năng gây viêm mũi dị ứng. Đồng thời, các tác nhân này cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi của bà bầu. Vì vậy, các mẹ hãy cố gắng tránh xa khói thuốc lá cũng như các tác nhân mà mình nghi ngờ là có thể gây dị ứng. 

9. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập hít thở sâu, tập yoga hoặc đi bộ có thể làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý không nên tập thể dục ngoài trời vì ô nhiễm không khí có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn mũi. 

Hy vọng qua bài viết trên, những bà bầu bị nghẹt mũi đã biết cách chữa nghẹt mũi ngay tại nhà mà chưa cần sử dụng đến thuốc. Trong trường hợp mẹ bầu bị nghẹt mũi kèm nhiều triệu chứng như sốt, ho, phát ban hoặc bị nghẹt mũi kéo dài thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu
Sản phụ khoa

Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu

Nhận biết 8 dấu hiệu cảnh báo hội chứng  buồng trứng đa nang Nhận biết 8 dấu hiệu cảnh báo hội chứng  buồng trứng đa nang
Sản phụ khoa

Nhận biết 8 dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang

7 dấu hiệu nhận biết mang thai khi thấy kinh nguyệt không đều 7 dấu hiệu nhận biết mang thai khi thấy kinh nguyệt không đều
Sản phụ khoa

7 dấu hiệu nhận biết mang thai khi thấy kinh nguyệt không đều

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK