Sản phụ khoa
Sản phụ khoa

Bà bầu bị cúm A phải làm sao để nhanh khỏe, không ảnh hưởng em bé?

Cúm A là tình trạng sức khỏe mà phụ nữ mang thai không nên xem nhẹ bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng lẫn chính mẹ bầu. Cùng Bowtie tìm hiểu chi tiết bà bầu bị cúm A phải làm sao để nhanh khỏe qua bài viết dưới đây!
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-20
Cập nhật ngày 2023-07-20
Nội dung chính
Vì sao mẹ bầu dễ bị cúm A hơn người bình thường?Bà bầu bị cúm A có sao không?Những biểu hiện cúm A ở bà bầuBà bầu bị cúm A phải làm sao?
Bà bầu bị cúm A phải làm sao để nhanh khỏe, không ảnh hưởng em bé?

Cúm A là một loại cúm do các chủng virus cúm A gây ra, có thể lây lan nhanh chóng và dẫn đến các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ, mệt mỏi. Cúm A không chỉ ảnh hưởng đến người bình thường mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu bị cúm A có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bản thân và cả thai nhi. 

Vậy bà bầu bị cúm A phải làm sao? Cách kiểm soát, điều trị cúm A nào hiệu quả cho bà bầu? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây, bạn nhé!

Vì sao mẹ bầu dễ bị cúm A hơn người bình thường?

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, chỉ cần một vài tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn em bé trong bụng, chẳng hạn như nhiễm cúm, cảm, sốt, đau họng… 

Theo các chuyên gia, nhiều hormone (estrogen, progesterone) và các yếu tố khác có khả năng ức chế miễn dịch sẽ được tạo ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai. Sự thay đổi trong chức năng của hệ thống miễn dịch và quá trình sản xuất hormone sẽ khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường bởi lúc này, hàng rào bảo vệ cơ thể đã không còn hoạt động “mạnh mẽ” như trước. 

Đặc biệt, phụ nữ mang thai chưa tiêm phòng cúm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ đã tiêm ngừa. Các nghiên cứu cho thấy, vaccine cúm giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm cúm A ở thai phụ.

Bà bầu bị cúm A có sao không?

Bà bầu bị cúm A có sao không cũng là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn sẽ có các biểu hiện khác nhau, trải dài từ nhẹ đến nặng. 

Trên thực tế, không chỉ dễ mắc bệnh, phụ nữ mang thai còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng của bệnh cúm A cao hơn người bình thường. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Nếu nhiễm cúm A trong thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Viêm phế quản hoặc thậm chí phát triển thành viêm phổi 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng máu 
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, phụ nữ mang thai có thể đối mặt với tình trạng viêm màng não, viêm não lẫn sốc nhiễm trùng. 
  • Băng xuất, xuất huyết nhiều khó cầm trong quá trình sinh nở
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật hoặc sản giật

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, bệnh cúm A còn có thể gây nguy hiểm đến em bé bởi làm tăng nguy cơ:

  • Sẩy thai 
  • Sinh non thiếu tháng
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Trẻ tử vong sau sinh
  • Trẻ phát triển các dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh
Bà bầu bị cúm a phải làm sao? Có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cúm A có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng khi mang thai.

Những biểu hiện cúm A ở bà bầu

Cúm A là một bệnh lý không nên xem nhẹ, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần lưu ý một số biểu hiện cúm A sau đây để sớm nhận biết bệnh và có hướng xử lý kịp thời để tránh biến chứng: 

  • Sốt cao từ 38⁰C trở lên, thân nhiệt có thể tăng lên nhanh chóng
  • Cảm thấy ớn lạnh hoặc rét run
  • Đau nhức ở khớp, cơ bắp và khắp cơ thể
  • Mệt mỏi cực độ, một số mẹ bầu có thể bị khó ngủ
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu, ho dữ dội kèm theo đau họng
  • Nhận thấy triệu chứng của các bệnh lý mạn tính khác như hen suyễn, đái tháo đường… trở nên nghiêm trọng hơn
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

Bà bầu bị cúm A phải làm sao?

Dù là một bệnh lý thường gặp nhưng nhiều phụ nữ mang thai bị cúm A không biết phải làm sao khi mắc bệnh. Dưới đây là một số việc mẹ bầu có thể làm khi bị cúm A:

Thăm khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ

Như đã đề cập ở trên, bệnh cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Chính vì thế, nếu như nghi ngờ mình đang mắc phải cúm A hoặc xuất hiện những biểu hiện khác thường, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vì thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ nên một số mẹ bầu có thể được yêu cầu nhập viện để theo dõi. Trong khi đó, một số mẹ bầu bị bệnh nhẹ sẽ được chỉ định về nhà điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả trong giai đoạn bệnh.

Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Khi mắc phải cúm A, bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần có chỉ định từ bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ lẫn bé. Nếu bất cẩn, thuốc có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi trong trường hợp dùng sai liều lượng, thời gian hoặc loại thuốc.

Bổ sung đủ nước

Một điều khác mẹ bầu cần lưu ý khi bị cúm A chính là hãy cố gắng bổ sung đủ nước dẫu cho đôi khi không hề cảm thấy khát. Cơn sốt có thể làm cho phụ nữ mang thai nhanh chóng mất nước hoặc khiến cho dịch nhầy ở cổ họng lẫn mũi trở nên đặc lại. 

Chính vì thế, việc bổ sung đủ chất lỏng thông qua nước uống hoặc thực phẩm (cháo, súp, canh…) sẽ giúp mẹ bầu nhận được đầy đủ lượng nước cần thiết, tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời tạo điều kiện cho cơ thể nhanh chóng hồi phục. 

Bà bầu bị cúm a phải làm sao? Bổ sung đủ nước
Bà bầu bị cúm A nên bổ sung đủ nước, chất lỏng.

Bà bầu bị cúm phải làm sao? Hãy nghỉ ngơi đầy đủ

Quá trình nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu nhanh chóng khỏe lại khi bị cúm A. Do đó, đừng quá “tham công tiếc việc” mà hãy dành cho bản thân thêm nhiều thời gian để ngủ hoặc nằm nghỉ bạn nhé. 

Vệ sinh mũi và họng bằng nước muối

Vệ sinh mũi và họng bằng nước muối là biện pháp tiếp theo bà bầu bị cúm A nên thực hiện. Việc này sẽ giúp làm sạch chất nhầy và giữ ẩm cho mũi lẫn cổ họng của bạn. Theo đó, bạn hãy tìm mua các sản phẩm nước muối sinh lý được bán tại nhà thuốc nhằm đảm bảo chất lượng của dung dịch, hạn chế sự xuất hiện của mầm bệnh, vi sinh vật có hại.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Gợi ý tiếp theo để trả lời cho thắc mắc “Phụ nữ mang thai bị cúm A phải làm sao?” chính là quan tâm đến chế độ dinh dưỡng Tình trạng cảm cúm có thể khiến cho phụ nữ mang thai mất khẩu vị hoặc không ăn được nhiều. Dẫu cho như thế, bạn không nên bỏ bữa hoặc ăn qua loa bởi cơ thể cần được bù đắp lại lượng chất dinh dưỡng, chất lỏng hoặc chất điện giải đã mất đi do bệnh. Một số món ăn, thực phẩm tốt cho bà bầu bị cúm A là: 

  • Thịt bò
  • Sữa chua 
  • Cháo, súp gà
  • Các loại nước bổ sung chất điện giải
  • Thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam chanh, rau lá xanh, bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, kiwi, ớt chuông, dâu tây, cà chua…)

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà

Khi bà bầu bị cúm A, hãy sử dụng thêm máy tạo độ ẩm và đặt trong khu vực phòng ngủ hoặc những vị trí thường sinh hoạt. Thiết bị này sẽ giúp giảm nghẹt mũi, làm loãng chất nhầy để bạn có thể đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, không khí ẩm còn hỗ trợ làm giảm sự khó chịu do cúm A gây ra.

Xông tinh dầu

Một số loại tinh dầu chẳng hạn như tinh dầu tràm trà, tinh dầu chanh và tinh dầu khuynh diệp có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cúm A. Bạn hãy sử dụng thiết bị khuếch tán hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên khu vực xung quanh để mùi hương lan tỏa. Mẹ bầu cũng có thể cho thêm tinh dầu vào bồn tắm nước ấm. Mùi hương từ các loại tinh dầu này sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, qua đó tạo điều kiện cho mẹ bầu hít thở dễ dàng hơn.

Tắm nước ấm

Trong thời gian bị cúm A, bà bầu hoàn toàn không cần phải kiêng nước mà vẫn có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể như bình thường với nước ấm. Chưa kể đến, tắm với nước ấm còn giúp thông thoáng đường thở, giảm nhẹ tình trạng đau nhức cơ thể cũng như tạo cảm giác thư thái. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tắm quá lâu nhé!

Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp bà bầu bị cúm A cảm thấy dễ chịu hơn.

Chú ý đến triệu chứng nguy hiểm để đến bệnh viện

Nếu như nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng sau, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện bởi có thể lúc này, tình trạng cúm đã tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng:

  • Cảm thấy em bé cử động ít hơn hoặc hoàn toàn không cử động
  • Sốt cao không hạ sau khi uống thuốc do bác sĩ chỉ định
  • Đau hoặc cảm thấy có áp lực đè nặng ở ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt đột ngột, kém minh mẫn
  • Khó thở hoặc thở không sâu
  • Nôn mửa nghiêm trọng
  • Triệu chứng cúm A được cải thiện, sau đó quay trở lại và nặng hơn

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu bị cúm A phải làm sao. Nhìn chung, cúm A là tình trạng không nên xem nhẹ bởi có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý phòng tránh và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu cúm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm sóc bản thân, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái trong quá trình bệnh nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nhận biết 8 dấu hiệu mang thai giả khiến chị em dễ nhầm tưởng Nhận biết 8 dấu hiệu mang thai giả khiến chị em dễ nhầm tưởng
Sản phụ khoa

Nhận biết 8 dấu hiệu mang thai giả khiến chị em dễ nhầm tưởng

Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu
Sản phụ khoa

Tổng hợp 23+ câu hỏi đáp về dấu hiệu mang thai dành cho mẹ bầu

Vô sinh là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị vô sinh Vô sinh là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị vô sinh
Sản phụ khoa

Vô sinh là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị vô sinh

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK