Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Mức alkaline phosphatase (ALP) có ý nghĩa gì? Cách giảm mức ALP

Alkaline phosphatase (ALP) là enzyme có khả năng phân hủy protein. Cơ thể sử dụng ALP trong nhiều quá trình để thực hiện các chức năng khác nhau. Trong đó, enzyme này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng gan và sự phát triển của xương.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-06-25
Cập nhật ngày 2023-06-25
Nội dung chính
Xét nghiệm đo hoạt độ alkaline phosphatase là gì?Chỉ số ALP bình thường là bao nhiêu? Chỉ số ALP bất thường có ý nghĩa gì? Chỉ số ALP cao có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm nồng độ alkaline phosphatase một cách tự nhiên?
Mức alkaline phosphatase (ALP) có ý nghĩa gì? Cách giảm mức ALP

Vậy chỉ số alkaline phosphatase (ALP) bình thường là bao nhiêu? Làm cách nào để giảm nồng độ ALP một cách tự nhiên? Hãy cùng Bowtie khám phá chi tiết trong bài viết này nhé.

Xét nghiệm đo hoạt độ alkaline phosphatase là gì?

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP được dùng để xác định lượng enzyme alkaline phosphatase có trong máu của bạn. Đây được xem là một trong những xét nghiệm chức năng gan cơ bản và phổ biến nhất. Chỉ số ALP bất thường trong máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến gan, xương và túi mật.

Chỉ số ALP bình thường là bao nhiêu?

Ở mỗi người, chỉ số ALP bình thường sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, nhóm máu, giới tính và việc mang thai. Đối với người lớn trên 18 tuổi, mức ALP từ 44 – 147 U/L được xem là bình thường. Mức ALP bình thường ở trẻ em sẽ cao hơn người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên vì xương của chúng đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Chỉ số ALP trên 130 U/L thường được xem là cao.

Chỉ số ALP bất thường có ý nghĩa gì?

Chỉ số ALP bất thường có khả năng là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe sau đây:

Chỉ số ALP cao hơn bình thường

  • Tắc ống mật
  • Một số bệnh về xương
  • Người nhóm máu O hoặc B ăn nhiều chất béo trong 1 bữa
  • Tình trạng gãy xương đang lành
  • Viêm gan
  • Bệnh bạch cầu (leukemia)
  • Các bệnh lý ở gan
  • Ung thư hạch (u lympho)
  • Một số khối u xương
  • Bệnh Paget
  • Còi xương
  • Sarcoidosis (đây là một tình trạng viêm trong đó những khối tế bào viêm nhỏ, được gọi là u hạt, hình thành ở các cơ quan khác nhau)

Chỉ số ALP thấp hơn bình thường

  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu hụt protein
  • Thiếu kẽm hoặc magie
  • Suy giáp
  • Các tình trạng di truyền hiếm gặp như bệnh hypophosphatasia, bệnh Wilson…   

Chỉ số ALP cao có nguy hiểm không?

Trong các bệnh lý về gan, tình trạng nồng độ ALP tăng cao cho thấy dòng chảy của mật đang bị giảm hoặc tắc nghẽn (ứ mật). Bệnh nhân có chỉ số ALP cao có nguy cơ bị tắc mật do sỏi hoặc tắc mật do ung thư.

Làm thế nào để giảm nồng độ alkaline phosphatase một cách tự nhiên?

Nâng cao sức khỏe của gan

Nếu nồng độ alkaline phosphatase trong cơ thể cao, bạn hãy tìm kiếm một số cách tự nhiên để hỗ trợ sức khỏe của gan. Gan là cơ quan có khả năng tự tái tạo và phục hồi. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về những cách giúp cải thiện sức khỏe của cơ quan này. Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét về việc bổ sung một số dưỡng chất giúp bảo vệ gan như:

  • Chiết xuất từ cây kế sữa
  • NAC (300mg nếu bạn đang dùng chiết xuất từ cây kế sữa)
  • Taurine (500 mg)
  • Vitamin C (500 mg)
  • Vitamin nhóm B (liều thấp)
  • ALCAR và acid lipoic

Các loại rau củ như bông cải xanh, hành tây, bắp cải, bông cải, cải bruxen cũng có tác dụng “làm sạch gan”. Đặc biệt, bạn cũng phải hạn chế rượu bia.

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện chỉ số alkaline phosphatase
Việc ăn các loại rau củ như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải… có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của gan.

Bổ sung acid béo omega-3

Acid béo omega-3 có thể làm giảm mức alkaline phosphatase trong ruột, trong khi đó acid béo omega-6 lại làm tăng nồng độ này. Hạt chia, hạt lanh, cải bruxen, dầu algal, quả óc chó là một số nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào.

Bỏ hút thuốc lá

Việc bỏ hút thuốc lá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp giảm mức ALP trong cơ thể. Vì vậy, bạn hãy bỏ hút thuốc lá nếu đang có thói quen này nhé.

Uống cà phê ở mức vừa phải

Việc uống cà phê có liên quan đến mức ALP thấp. Vì vậy, bạn hãy uống cà phê ở mức vừa phải nhé. 

Thực hiện các bài tập nâng cao sức đề kháng (resistance training)

Ở những nam giới chưa từng luyện tập, việc thực hiện các bài tập rèn luyện sức đề kháng có khả năng làm giảm đáng kể hoạt động của ALP trong xương chỉ sau 2 – 3 ngày luyện tập. Do đó, bạn có thể thêm các bài tập rèn luyện sức đề kháng này vào chế độ luyện tập hằng ngày của mình để giữ chỉ số ALP ở mức thấp.

Tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung vitamin D

Việc thiếu hụt vitamin D có khả năng làm tăng mức alkaline phosphatase. Do đó, bạn đừng quên kiểm tra mức vitamin D trong cơ thể thường xuyên. Nếu bị thiếu hụt vitamin D, bạn nên cố gắng ra ngoài nhiều hơn để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và/hoặc bổ sung thêm vitamin D thông qua các sản phẩm hỗ trợ. Dù vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên là cách tốt nhất để tăng lượng vitamin D trong cơ thể.

Hy vọng các thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số alkaline phosphatase. Theo đó, bạn nên giữ chỉ số này ở mức ổn định, không quá cao và cũng không quá thấp để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Trời lạnh bị nghẹt mũi thường xuyên: Xử lý ngay với 6 mẹo đơn giản Trời lạnh bị nghẹt mũi thường xuyên: Xử lý ngay với 6 mẹo đơn giản
Kiến thức sức khỏe

Trời lạnh bị nghẹt mũi thường xuyên: Xử lý ngay với 6 mẹo đơn giản

Đau bụng quặn từng cơn: 3 vị trí đau điển hình tiết lộ tình trạng bệnh Đau bụng quặn từng cơn: 3 vị trí đau điển hình tiết lộ tình trạng bệnh
Kiến thức sức khỏe

Đau bụng quặn từng cơn: 3 vị trí đau điển hình tiết lộ tình trạng bệnh

Tại sao ho nhiều lại bị đau bụng? Cẩn trọng với 10 yếu tố nguy cơ Tại sao ho nhiều lại bị đau bụng? Cẩn trọng với 10 yếu tố nguy cơ
Kiến thức sức khỏe

Tại sao ho nhiều lại bị đau bụng? Cẩn trọng với 10 yếu tố nguy cơ

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK