Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Làm thế nào nhận biết các triệu chứng hen suyễn (hen phế quản)?

Bệnh hen suyễn hay hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và từ đó ngăn cản hoạt động trao đổi khí trong đường thở. Triệu chứng hen suyễn thường gặp bao gồm khó thở, thở khò khè, nặng ngực, ho tái diễn nhiều lần vào ban đêm và sáng sớm...
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-15
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Các triệu chứng cảnh báo hen suyễn sớmDấu hiệu cho thấy hen suyễn tiến triểnCác triệu chứng nghiêm trọng, cần cấp cứu

Triệu chứng hen suyễn (hen phế quản) là gì?

Trên thực tế, không phải người bị hen suyễn nào cũng có triệu chứng giống nhau. Các triệu chứng này có thể thay đổi theo từng đợt hen, có khi nhẹ, có khi nặng. Một số bệnh nhân nhận thấy triệu chứng hen suyễn gián đoạn, không liên tục, một số khác gặp phải mỗi ngày. 

Việc nhận biết dấu hiệu bị hen suyễn và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các đợt hen nặng và kiểm soát bệnh tốt hơn. Cùng Công ty Bowtie tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn nhé.

Các triệu chứng cảnh báo hen suyễn sớm

Các dấu hiệu cảnh báo hen suyễn hay hen phế quản sớm có thể giúp bạn nhận ra những bất thường của cơ thể trước hoặc ngay khi mới chớm mắc bệnh. Bằng cách nhận biết những dấu hiệu này, bạn có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các đợt hen suyễn nặng. Các dấu hiệu cảnh báo sớm hen suyễn bao gồm:

  • Ho thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thường xuyên bị hụt hơi, khó thở
  • Đau tức ngực, cảm giác như có ai hay vật gì đó đè lên ngực
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức lực ngay cả khi vận động nhẹ nhàng
  • Thở khò khè hoặc ho sau khi vận động, tập thể dục
  • Có tiếng ran rít, ran ngáy khi hít thở
  • Cảm thấy ủ rũ, dễ cáu gắt, buồn bực, tâm trạng thất thường
  • Nhận thấy các triệu chứng của cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, đau họng và đau đầu…
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu của hen suyễn nêu trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thường được bác sĩ sử dụng là: 

  • Khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình, các triệu chứng bệnh nhân gặp phải
  • Kiểm tra phổi, nghe phổi trong cơn khó thở xem có ran rít, ran ngáy không, đo lưu lượng đỉnh (PEF) và đánh giá chức năng hô hấp cho bệnh nhân
  • Các xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu, dao động xung ký (IOS), đo FeNO…

Dấu hiệu cho thấy hen suyễn tiến triển

Triệu chứng hen suyễn tiến triển
Bệnh hen suyễn có thể tiến triển và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh nhân

Theo thời gian, các triệu chứng hen suyễn có thể dần dần hoặc đột ngột trở nên nghiêm trọng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn sớm. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng:

  • Thở khò khè nghiêm trọng
  • Ho không ngừng, cả ban ngày lẫn ban đêm
  • Đau hoặc tức ngực
  • Tình trạng khó thở tăng dần
  • Phản ứng kém với các thuốc điều trị, cần phải dùng thuốc thường xuyên hơn

Các triệu chứng nghiêm trọng, cần cấp cứu

Trong một số trường hợp, khi triệu chứng của cơn hen suyễn trở nên nghiêm trọng, bạn có thể mất dần khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày. Một số đợt hen có khả năng gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng bao gồm:

  • Thở khò khè nghiêm trọng (cả khi hít vào và thở ra)
  • Ho, tức ngực với tần suất dày đặc và liên tục
  • Nhịp thở nhanh hoặc chậm hơn bình thường, khó duy trì nhịp thở hoặc không thể thở ra hoàn toàn
  • Cơ cổ và ngực căng cứng, vai khom, rút lõm lồng ngực rõ
  • Khó thở dẫn đến khó đi lại, nói chuyện, nhai nuốt
  • Cảm giác lo lắng hoặc hoảng sợ
  • Khuôn mặt nhợt nhạt, xanh xao, đẫm mồ hôi
  • Môi hoặc móng tay trở nên tím tái

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để kịp thời xử lý nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi…

Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng việc sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc khác theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Việc này cũng giúp các hoạt động sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân trở nên trọn vẹn hơn do không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân hen suyễn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán xác định và điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt, khi thấy các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện ngay để được xử lý, tránh các biến chứng có thể xảy ra nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết
Các bệnh lý khác

Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết

Bị cúm A ăn gì cho nhanh khỏi? Bổ sung ngay 8 nhóm thực phẩm này Bị cúm A ăn gì cho nhanh khỏi? Bổ sung ngay 8 nhóm thực phẩm này
Các bệnh lý khác

Bị cúm A ăn gì cho nhanh khỏi? Bổ sung ngay 8 nhóm thực phẩm này

Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào? Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?
Các bệnh lý khác

Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK