Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Tràn dịch màng phổi: Tình trạng nguy hiểm chớ nên xem thường

Tràn dịch màng phổi có thể gây nhiều ảnh hưởng đến đường thở, nghiêm trọng hơn còn đe dọa tính mạng. Điều đáng nói là tình trạng này có khả năng tái phát nếu không được điều trị đúng cách.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-01-11
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Tràn dịch màng phổi là gì?Dấu hiệu tràn dịch màng phổiNguyên nhân gây tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán tràn dịch màng phổiPhương pháp điều trị tràn dịch màng phổiCâu hỏi thường gặp về tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là gì?

Vậy tràn dịch màng phổi là gì? Làm thế nào để phát hiện, chẩn đoán và điều trị tình trạng này? Mời bạn cùng Bảo hiểm sức khỏe Bowtie tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch quá mức trong khoang màng phổi, khoảng không gian ảo nằm giữa màng phổi lá thành và màng phổi lá tạng. Trong đó, màng phổi lá tạng bao bọc sát vào nhu mô phổi, lách và các khe của thùy phổi còn màng phổi lá thành lót mặt trong của thành ngực. 

Bình thường, khoang màng phổi chỉ chứa một ít thanh dịch để giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ dàng trong các động tác hít thở. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể gây mất cân bằng giữa quá trình tiết dịch và hấp thu dịch trong khoang màng phổi, làm rối loạn lưu thông dịch và gây tràn dịch màng phổi. 

Tại Việt Nam, có khoảng 1000 trường hợp được chẩn đoán tràn dịch màng phổi mỗi năm. Đặc biệt, một số ca có mức độ tràn dịch màng phổi nặng dẫn đến tử vong.

Hiện nay, bệnh lý tràn dịch màng phổi thường được chia thành 2 loại chính: 

  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm: Tình trạng này xảy ra khi dịch lỏng rò rỉ vào trong khoang màng phổi do tăng áp lực thủy tĩnh hoặc giảm áp lực keo.
  • Tràn dịch màng phổi dịch tiết: Dạng tràn dịch màng phổi này xảy ra do tăng tính thấm thành mạch.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi

Một số bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong khi đó, một số khác lại có các dấu hiệu như:

  • Đau ngực, thường nặng hơn khi đổi tư thế, ho hoặc hít thở sâu
  • Khó thở, đặc biệt khi nằm
  • Ho khan, tăng lên khi đổi tư thế
  • Nghe thấy tiếng cọ màng phổi
  • Sốt và ớn lạnh 
  • Nấc cụt
  • Thở nhanh, thở nông
  • Lồng ngực một bên bị vồng lên, kém hoặc không di chuyển theo nhịp thở

Trường hợp tràn dịch màng phổi ở người lớn tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo thì thường không có triệu chứng sốt.

Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi

Tùy vào từng loại mà nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi có thể khác nhau. Theo đó, các nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch màng phổi dịch thấm là:

  • Suy tim
  • Thuyên tắc phổi
  • Xơ gan
  • Hội chứng thận hư
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên
  • Sau phẫu thuật tim hở

Trong khi đó, tràn dịch màng phổi dịch tiết thường được gây ra bởi:

Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn cũng có thể gây tích tụ dịch trong khoang màng phổi, bao gồm:

  • Bệnh tự miễn
  • Chảy máu do chấn thương ngực
  • Tràn dưỡng chấp màng phổi do chấn thương
  • Nhiễm trùng ngực và bụng
  • Thường xuyên tiếp xúc với amiăng
  • Hội chứng Meige (do khối u buồng trứng lành tính)
  • Hội chứng quá kích buồng trứng
  • Tác dụng phụ của thuốc, phẫu thuật ở bụng và xạ trị

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch màng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tình trạng tràn dịch màng phổi nhẹ sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở. Trong khi đó, tích tụ quá nhiều dịch ở khoang màng phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Ngoài ra, bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi còn có khả năng gặp phải một số biến chứng như:

  • Tổn thương nhu mô phổi
  • Nhiễm trùng dẫn đến áp xe và tràn mủ màng phổi
  • Tràn khí màng phổi sau khi dẫn lưu dịch
  • Dày hóa màng phổi (sẹo ở màng phổi)

Phương pháp chẩn đoán tràn dịch màng phổi

Các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi là:

  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực
  • Siêu âm ngực
  • Xét nghiệm máu
  • Chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết
  • Phân tích dịch màng phổi 
  • Nội soi lồng ngực 

Ngoài ra, một số kiểm tra và xét nghiệm khác cũng được thực hiện để tìm kiếm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như siêu âm tim, siêu âm ổ bụng và gan, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết phổi, nội soi phế quản…

Phương pháp chẩn đoán tràn dịch màng phổi
X-quang có thể giúp chẩn đoán tràn dịch màng phổi.

Phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. 

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Theo đó, thuốc lợi tiểu và các loại thuốc điều trị suy tim khác thường được sử dụng trong điều trị tràn dịch màng phổi do suy tim xung huyết. Trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn có thể được chỉ định kháng sinh hoặc trường hợp bệnh do lao sẽ được sử dụng thuốc kháng lao. Nếu bị tràn dịch màng phổi ác tính, bệnh nhân có thể cần điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc truyền thuốc vào ngực.

Dẫn lưu dịch màng phổi

Tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi gây ra triệu chứng hô hấp thường cần dẫn lưu bằng phương pháp chọc hút dịch màng phổi trị liệu hoặc thủ thuật mở thông thành ngực bằng ống. 

Xơ hóa màng phổi

Đối với bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi không kiểm soát được hoặc vẫn tái phát do bệnh lý ác tính mặc dù đã dẫn lưu dịch màng phổi thì bác sĩ có thể đưa các chất xơ hóa vào khoang màng phổi. Việc xơ hóa màng phổi có khả năng ngăn ngừa 50% nguy cơ tái phát tràn dịch màng phổi.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng tràn dịch màng phổi không được kiểm soát bằng các phương pháp khác, bệnh nhân có thể cần điều trị bằng phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là:

  • Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ (VATS): Phương pháp này có hiệu quả trong việc kiểm soát tràn dịch màng phổi khó dẫn lưu hoặc dễ tái phát do các bệnh lý ác tính, được thực hiện thông qua 1 – 3 vết rạch nhỏ ở ngực. Tại thời điểm phẫu thuật, bột talc vô trùng hoặc thuốc kháng sinh có thể được đưa vào khoang màng phổi để ngăn ngừa tình trạng chất lỏng tích tụ trở lại. 
  • Phẫu thuật mở lồng ngực truyền thống: Phương pháp này thường có hiệu quả trong điều trị tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng, được thực hiện thông qua một vết rạch dài 15 – 20cm ở ngực. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ mô xơ và tình trạng nhiễm trùng ra khỏi khoang màng phổi. Bệnh nhân sẽ cần đặt ống thông ngực trong khoảng 2 ngày đến 2 tuần sau phẫu thuật để tiếp tục dẫn lưu dịch.

Câu hỏi thường gặp về tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có tái phát không?

Tràn dịch màng phổi sau khi đã điều trị vẫn có khả năng tái phát. Sở dĩ như vậy là do bệnh không được điều trị tận gốc và đúng cách. Đặc biệt, tràn dịch màng phổi ác tính có khả năng tái phát nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vòng một tháng sau lần chọc hút dịch màng phổi ban đầu.

Người bị tràn dịch màng phổi nên ăn gì, kiêng gì?

Một số loại thực phẩm mà người bị tràn dịch màng phổi nên bổ sung vào chế độ ăn uống: 

  • Rau củ như rau lá xanh, bắp cải, súp lơ, cà chua, bí đỏ…
  • Trái cây tươi như táo, nho, quả mọng, dứa…
  • Thịt nạc như thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm bỏ da…

Đặc biệt, bệnh nhân nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối (natri) như thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn
  • Thực phẩm chiên rán, đồ nướng, đồ cay nóng
  • Rượu bia, thức uống có cồn và có ga
  • Hút thuốc lá, thuốc lào

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng tràn dịch màng phổi. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bỏ túi 8 cách hạ sốt nhanh cho bệnh nhân cúm A nên thử ngay Bỏ túi 8 cách hạ sốt nhanh cho bệnh nhân cúm A nên thử ngay
Các bệnh lý khác

Bỏ túi 8 cách hạ sốt nhanh cho bệnh nhân cúm A nên thử ngay

Giang mai bẩm sinh: Căn bệnh truyền từ mẹ sang con Giang mai bẩm sinh: Căn bệnh truyền từ mẹ sang con
Các bệnh lý khác

Giang mai bẩm sinh: Căn bệnh truyền từ mẹ sang con

Các bệnh lý khác

"Truy tìm" nguyên nhân táo bón để có cách hạn chế hiệu quả

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK