Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Tiêu chảy: Vấn đề thường gặp nhưng bạn đã hiểu rõ?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước nhiều hơn 3 lần/ngày với các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, kiệt sức... Tình trạng này rất thường gặp nhưng đôi khi có thể gây mất nước nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-10
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Tiêu chảy là gì?Triệu chứng tiêu chảyNguyên nhân gây tiêu chảyĐối tượng thường bị tiêu chảyTiêu chảy có nguy hiểm không?Chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảyPhương pháp điều trị tiêu chảyCách phòng ngừa tiêu chảyCâu hỏi thường gặp về tiêu chảy
Những điều cần biết về tiêu chảy

Vậy nguyên nhân gây tiêu chảy là gì? Những ai có nguy cơ cao bị tiêu chảy? Cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây!

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Người bị tiêu chảy thường đi ngoài phân lỏng với tần suất trên 3 lần/ngày, gây mất nước và các chất điện giải, cơ thể trở nên mệt mỏi, mất sức. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể đe dọa tới tính mạng.

Dựa vào thời gian mắc, tiêu chảy được phân thành 3 loại chính:

  • Tiêu chảy cấp tính: Tiêu chảy cấp được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn.
  • Tiêu chảy dai dẳng: Loại tiêu chảy này thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính: Đây là loại tiêu chảy kéo dài từ 4 tuần trở lên, thường do các vấn đề sức khỏe khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh đường tiêu hóa… gây nên. Các triệu chứng tiêu chảy mạn tính có thể liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất.

Triệu chứng tiêu chảy

Người bị tiêu chảy ngoài đi ngoài phân lỏng, đi ngoài toàn nước với tần suất trên 3 lần/ngày còn gặp các triệu chứng khác như:

  • Đầy bụng, sôi bụng, chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau quặn bụng dưới
  • Cơ thể mệt mỏi, mệt lả, không còn sức lực
  • Phân có máu, mủ hoặc chất nhầy
  • Đau đầu, sốt
  • Dấu hiệu mất nước như khát nước, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, khô da, khô miệng, mặt hốc hác, mắt trũng, tim đập nhanh, đau đầu…
Triệu chứng đi kèm tiêu chảy
Người bị tiêu chảy thường đau bụng, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn...

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Các nguyên nhân chính gây tiêu chảy bao gồm:

  • Virus: Một số loại virus như norovirus, adenovirus, rotavirus, astrovirus, cytomegalovirus… có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Việc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như E. Coli hoặc ký sinh trùng thông qua thức ăn, nước uống có thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh
  • Dị ứng hoặc không dung nạp với một số loại thực phẩm như lactose, fructose, chất tạo ngọt nhân tạo…
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng…
  • Các loại phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hoặc túi mật đôi khi có thể gây tiêu chảy.
Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân tiêu chảy dễ gặp hơn bạn nghĩ

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết

Đối tượng thường bị tiêu chảy

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao bị tiêu chảy, bao gồm:

  • Dân cư sống tại những khu vực không xử lý tốt chất thải, thải trực tiếp chất thải ra môi trường 
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm 
  • Người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, ăn sống, uống nước lã…
  • Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý để bón cho rau hoặc dùng trong trồng trọt
  • Dân cư tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt 
  • Người sống gần những người bị tiêu chảy mà không có biện pháp phòng tránh

Tiêu chảy có xu hướng dễ xảy ra và nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người có bệnh nền.

Tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một tình trạng thường gặp. Tuy nhiên bạn không được vì thế mà chủ quan bởi trong nhiều trường hợp, tiêu chảy có thể gây mất nước và chất điện giải nghiêm trọng. Nếu không kịp thời bù nước và các chất điện giải bị mất, tiêu chảy có thể dẫn tới tình trạng co giật, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước nếu bị tiêu chảy. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng mất nước nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện sớm để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

Chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy

Một số xét nghiệm và kiểm tra có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy như:

  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp phổ biến nhất, bệnh nhân sẽ được lấy máu để xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), điện giải máu, xét nghiệm chức năng gan, thận…
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân được thực hiện nhằm phát hiện vi khuẩn, ký sinh trùng và một số virus khác trong phân của bệnh nhân.
  • Test hơi thở hydro: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định xem bạn có mắc hội chứng không dung nạp lactose hay không.
  • Nội soi đường tiêu hóa: Nội soi giúp bác sĩ quan sát được bên trong đường tiêu hóa của bệnh nhân và phát hiện ra các vấn đề có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy
Xét nghiệm máu là một phương pháp giúp xác định nguyên nhân gây tiêu chảy.

Phương pháp điều trị tiêu chảy

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy, bạn hãy:

  • Bổ sung nước: Hãy uống thật nhiều nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung lượng nước đã mất của cơ thể.
  • Bù điện giải: Bù điện giải bằng cách uống Oresol theo đúng chỉ dẫn.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mệt mỏi và mất sức, chính vì vậy hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để tránh mệt lả, kiệt sức. Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, nhạt.
  • Tránh xa đồ sống, đồ cay nóng, sản phẩm từ sữa, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chất xơ và các loại nước giải khát có ga.

Nếu đã thực hiện các biện pháp ở trên mà tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm hoặc kéo dài, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy để có hướng điều trị phù hợp. Kháng sinh có thể được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong trường hợp tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi thuốc cho bạn. Nếu các bệnh lý khác là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ giúp bạn điều trị các bệnh lý này.

Cách phòng ngừa tiêu chảy

Tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, bạn hãy chủ động phòng tránh tiêu chảy bằng cách:

  • Thực hiện thói quen vệ sinh tốt để phòng tránh nhiễm trùng như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm (đặc biệt và rau sống và trái cây) trước khi ăn, xử lý, bảo quản và nấu nướng đồ ăn hợp vệ sinh. 
  • Không sử dụng phân tươi trong trồng trọt, bón rau
  • Xử lý tốt chất thải nếu gia đình có người bị tiêu chảy
  • Tiêm vaccine ngừa rotavirus định kỳ

Câu hỏi thường gặp về tiêu chảy

Người bị tiêu chảy nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bị tiêu chảy nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng uống thêm ít nhất 1 ly nước (240ml) sau mỗi khi đi tiêu lỏng xong.

Người bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Mặc dù người bị tiêu chảy nên tránh các sản phẩm từ sữa nhưng lại nên ăn sữa chua, kefir (một loại thức uống từ sữa lên men) do có chứa nhiều men vi sinh. Các loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung lượng vi khuẩn có lợi mà cơ thể mất đi khi bị tiêu chảy. Một lưu ý là người bị tiêu chảy nên lựa chọn các loại sữa chua hoặc sữa chua uống chứa ít đường bởi đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây mất nước ở một số bệnh nhân tiêu chảy.

Người bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị tiêu chảy nên bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng của mình: 

  • Một số loại thực phẩm mặn như bánh quy, súp…
  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, khoai tây, nước ép trái cây…
  • Các sản phẩm từ bột mì trắng, tinh chế
  • Các loại rau củ như cà rốt, nấm, củ cải đường, măng tây, bí đỏ, bí xanh…
  • Sữa chua, sữa chua uống

Ngoài ra, người bị tiêu chảy nên hạn chế:

  • Thực phẩm chiên rán và có nhiều dầu mỡ
  • Các loại trái cây và rau quả có thể gây đầy hơi như bông cải xanh, ớt, đậu Hà Lan, quả mọng, rau lá xanh…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thức uống chứa caffein, rượu bia và đồ uống có ga
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, sorbitol và chất tạo ngọt

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tiêu chảy, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa. Dù là một tình trạng rất thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan bởi tiêu chảy đôi khi có thể gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Nếu bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có hướng xử lý, điều trị phù hợp nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về hội chứng ruột kích thích Những điều bạn cần biết về hội chứng ruột kích thích
Các bệnh lý khác

Những điều bạn cần biết về hội chứng ruột kích thích

Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình
Các bệnh lý khác

Áp dụng ngay 9 cách phòng chống bệnh cúm A cho bản thân, gia đình

Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng
Các bệnh lý khác

Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK