Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu (gọi chung là bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch) là một trong ba nguyên nhân tim mạch gây tử vong hàng đầu, chỉ sau nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ. Dù là một bệnh lý nguy hiểm nhưng thuyên tắc phổi lại khó được chẩn đoán sớm do không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nhất là ở người lớn tuổi.
Việc chẩn đoán bệnh kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao hơn, giảm tỷ lệ tử vong do huyết khối. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đáng lo ngại này, mời bạn cùng Bowtie xem tiếp bài viết dưới đây.
Thuyên tắc phổi là tình trạng xuất hiện một tác nhân làm tắc nghẽn và chặn dòng máu đi qua động mạch phổi, thường là cục máu đông (huyết khối). Phần lớn các trường hợp cục máu đông được hình thành từ tĩnh mạch sâu ở chân và di chuyển đến phổi gây nghẽn mạch. Đôi khi, cục máu đông cũng có thể bắt nguồn từ những mạch mạch ở các bộ phận khác.
Dòng máu đi đến phổi có thể bị chặn bởi một hoặc nhiều cục máu đông nên khi thuyên tắc phổi xảy ra có khả năng gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc cấp cứu kịp thời sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ này.
Tại Mỹ và châu Âu, tỷ lệ ca mắc mới thuyên tắc phổi là 1,8/1000 và mỗi năm ở Mỹ có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh lý này. Ở Việt Nam, thuyên tắc phổi ngày càng phổ biến hơn do đã có thể được chẩn đoán bằng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán mạch máu phổi cản quang.
Triệu chứng thuyên tắc phổi ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phổi bị ảnh hưởng, kích thước của cục máu đông và các bệnh lý tiềm ẩn ở phổi hoặc tim của người bệnh. Các triệu chứng sau đây thường không đặc hiệu nên bệnh ít khi được phát hiện sớm:
Thuyên tắc phổi thường xảy ra khi có cục máu đông bị kẹt trong động mạch phổi làm chặn dòng máu lưu thông. Tình trạng thuyên tắc mạch có thể gặp phải ở một hoặc nhiều vị trí do một hoặc nhiều cục máu đông gây ra. Khi động mạch bị tắc, các phần phổi do động mạch đó nuôi dưỡng không nhận đủ máu sẽ chết dần theo thời gian, được gọi là nhồi máu phổi.
Trong bệnh lý này, cục máu đông thường hình thành trong các tĩnh mạch hoặc động mạch ở những bộ phận khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở các tĩnh mạch sâu của chân (huyết khối tĩnh mạch sâu). Sau đó, cục máu đông có thể bị vỡ ra và theo dòng máu di chuyển đến phổi, gây tắc nghẽn động mạch phổi. Một số trường hợp khác, cục máu đông có thể hình thành ở đầu ống thông tĩnh mạch đặt bên trong cơ thể.
Đôi khi, sự tắc nghẽn trong mạch máu xảy ra do một tác nhân khác không phải là cục máu đông, chẳng hạn như:
Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải cục máu đông trong mạch máu – nguyên nhân chính dẫn đến thuyên tắc phổi nhưng một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ này:
Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, hãy trao đổi với bác sĩ để có cách giảm thiểu nguy cơ này cũng như nên chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ.
Thuyên tắc phổi làm lưu lượng máu đi đến các mô phổi bị thiếu hụt, khiến chúng tổn thương vĩnh viễn, đồng thời cũng làm lượng oxy trong máu giảm thấp và gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì khoảng 1/3 số người bị thuyên tắc phổi sẽ tử vong. Tuy nhiên, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót tăng lên đáng kể.
Tình trạng thuyên tắc này cũng có thể làm tăng huyết áp phổi khi áp suất máu trong phổi và tim phải quá cao. Nếu các động mạch bên trong phổi bị tắc nghẽn một phần, tim sẽ cần co bóp nhiều và mạnh hơn để đẩy máu qua được các đoạn mạch máu đó. Điều này làm huyết áp ở phổi tăng lên và gây suy yếu dần cơ tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cục máu đông nhỏ vẫn còn trong phổi sẽ tạo thành sẹo ở động mạch phổi theo thời gian. Tình trạng này hạn chế lưu lượng máu đến phổi và gây tăng huyết áp phổi mạn tính.
Việc điều trị thuyên tắc phổi bằng các loại thuốc chống đông hoặc làm loãng máu cũng có khả năng dẫn đến biến chứng xuất huyết.
Tình trạng thuyên tắc phổi thường khó được chẩn đoán sớm vì triệu chứng bệnh giống với nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác. Sau khi hỏi các thông tin liên quan và thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra sau đây để đưa ra kết luận:
Khi cần cấp cứu thuyên tắc phổi, bác sĩ sẽ tiến hành:
Các lựa chọn trong điều trị thuyên tắc phổi gồm:
Bên cạnh đó, người từng bị thuyên tắc phổi hoặc có nguy cơ cao cũng cần điều trị dự phòng để hạn chế sự hình thành của những cục máu đông mới gây tắc nghẽn các mạch máu khác.
Dưới đây là một số cách để phòng ngừa thuyên tắc phổi:
Bệnh thuyên tắc phổi có khả năng tái phát lại nếu các cục máu đông tiếp tục hình thành và di chuyển đến động mạch phổi gây tắc nghẽn hoặc xuất hiện các tác nhân gây tắc mạch khác. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, 1/3 số người bị thuyên tắc phổi sẽ tái phát trong vòng 10 năm. Do đó, người bệnh sau khi đã điều trị thuyên tắc phổi vẫn cần phải uống thuốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Các bệnh nhân bị thuyên tắc phổi thường được chỉ định điều trị duy trì bằng thuốc chống đông máu trong ít nhất 3 – 6 tháng. Thời gian dùng thuốc có thể dài hơn, lên tới 12 tháng hoặc lâu dài nếu bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao.
Nhìn chung, thuyên tắc phổi là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.