Vậy người bị táo bón lâu ngày có gặp biến chứng nào nguy hiểm không và làm cách nào để điều trị táo bón mạn tính? Mời bạn hãy cùng Bảo hiểm sức khỏe Bowtie giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn và/hoặc số lần đi đại tiện ít hơn so với bình thường (ít hơn 3 lần mỗi tuần). Một người được xem là bị táo bón lâu ngày (mạn tính) nếu như hiện tượng táo bón kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, đồng thời có tối thiểu 2 trong số các triệu chứng sau đây:
Mặc dù táo bón mạn tính thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi và phụ nữ, tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Bị bón lâu ngày không trực tiếp dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tình trạng táo bón kéo dài mà không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng tồi tệ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đôi khi còn có thể đe dọa tính mạng. Một số biến chứng có khả năng xảy ra bao gồm:
Ở những bệnh nhân bị táo bón lâu ngày, lượng phân khô cứng không thể thoát ra ngoài thường tích lũy lại bên trong trực tràng tạo thành khối phân có kích thước lớn. Điều này khiến các cơ ở trực tràng và hậu môn phải giãn căng hơn trong mỗi lần đi đại tiện để cố gắng đẩy chúng ra bên ngoài. Theo thời gian, trương lực cơ có thể bị yếu đi gây rò rỉ phân. Mặt khác, táo bón mạn tính còn có khả năng gây tổn thương các sợi thần kinh ở trực tràng và hậu môn, làm mất đi độ nhạy cảm của các cơ quan này với khối phân, dẫn đến đại tiện mất tự chủ.
Đại tiện không tự chủ ở mức độ nhẹ thường gây khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nếu lượng phân bị rò rỉ nhiều hơn và gây cản trở cuộc sống, người bệnh có thể mặc cảm, tự ti dẫn đến trầm cảm nặng.
Táo bón kéo dài có thể gây ra căng thẳng làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn khiến chúng giãn ra và tạo thành búi trĩ. Ngoài ra, thường xuyên mót rặn khi táo bón cũng góp phần làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Búi trĩ có thể gây ra nhiều vấn đề cho người bệnh, phổ biến là tình trạng ngứa, đau và chảy máu khi đi đại tiện.
Chấn thương và rách niêm mạc hậu môn đột ngột trong quá trình đẩy phân cứng ra ngoài có thể tạo thành một hoặc nhiều vết nứt ở hậu môn. Thông thường, vết nứt này nhỏ và có khả năng tự hồi phục. Tuy nhiên, chúng cũng có thể phát triển lớn hơn gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn.
Những vết nứt hậu môn có thể gây chảy máu và dẫn đến cảm giác đau rát vô cùng khó chịu mỗi khi đại tiện. Vì vậy, người bị táo bón lâu ngày và có vết nứt hậu môn thường gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, khiến tình trạng táo bón có thể trở nên trầm trọng hơn.
Táo bón mạn tính là một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sa các cơ quan ở vùng chậu như bàng quang, tử cung, trực tràng và âm đạo. Trong đó, thường gặp nhất là sa trực tràng.
Không chỉ gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ, sự ứ đọng phân kéo dài trong táo bón mạn tính còn là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột. Theo đó, khối phân cứng bị mắc kẹt bên trong ruột với kích thước đủ lớn có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Tùy theo mức độ tắc nghẽn mà người bệnh có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau từ nhẹ (đau, nôn mửa) cho tới nghiêm trọng và phải cần đến sự trợ giúp y tế.
Biến chứng nguy hiểm nhất ở những bệnh nhân bị táo bón kéo dài chính là thủng ruột và viêm phúc mạc (lớp màng bao bọc tất cả cơ quan trong ổ bụng và hố chậu). Khi khối phân to cứng bị tác động mạnh có thể chèn ép thành đại tràng gây thiếu máu cục bộ, làm xuất hiện những vết loét ở đại tràng.
Nếu tình trạng lở loét không được điều trị và có xu hướng ngày càng tiến triển nặng hơn sẽ dẫn đến thủng ruột. Hậu quả cuối cùng là viêm phúc mạc hố chậu với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Bệnh táo bón lâu ngày có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau dựa vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của mỗi người. Một số cách điều trị thường được sử dụng, bao gồm:
Đây là một trong những cách điều trị đầu tiên được bác sĩ khuyến nghị cho bệnh nhân bị táo bón lâu ngày. Trong đó, việc thay đổi lối sống bao gồm:
Nếu đáp ứng tốt với việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, người bị táo bón kéo dài có thể không cần đến các biện pháp điều trị y tế khác.
Phản hồi sinh học là phương pháp điều trị táo bón mạn tính bằng cách luyện tập khả năng thư giãn và siết chặt các cơ ở vùng chậu. Việc thư giãn các cơ sàn chậu vào đúng thời điểm có thể giúp quá trình đi đại tiện được thuận lợi hơn.
Trong phương pháp này, một thiết bị có chức năng đo độ căng cơ được đặt vào trực tràng của người bệnh. Sau đó, chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn họ thực hiện các bài tập thư giãn – thắt chặt cơ và bắt đầu quan sát hình ảnh được phản hồi từ thiết bị đo. Thông qua đó, các bài tập có thể được điều chỉnh phù hợp để giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày.
Bên cạnh việc thay đổi lối sống và liệu pháp phản hồi sinh học, sử dụng thuốc cũng là phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng cho bệnh nhân bị bón lâu ngày. Các loại thuốc thường được sử dụng là:
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng ở những bệnh nhân bị táo bón lâu ngày khó chữa do phân vận chuyển chậm qua đại tràng, hẹp trực tràng hoặc khi táo bón có xuất hiện biến chứng tắc nghẽn ruột, sa trực tràng…
Sau khi các phương pháp điều trị khác không thành công, bệnh nhân có thể được đề nghị cắt bỏ một phần đại tràng để khắc phục các vấn đề bất thường giúp cải thiện tần suất và quá trình đi đại tiện. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng hiếm khi cần thiết.
Tóm lại, táo bón lâu ngày không phải là một tình trạng nguy hiểm nếu như hiểu được nguyên nhân và có biện pháp xử trí phù hợp. Chính vì vậy, nếu gặp phải các biểu hiện táo bón kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.