Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

Hiện nay, bệnh đái tháo đường type 2 đang ngày càng phổ biến ở người lớn và kể cả trẻ em. Chính vì vậy, nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-06
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2Cách giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 và yếu tố nguy cơ

Để giải đáp nỗi băn khoăn ấy, Bảo hiểm Bowtie sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như các nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 trong bài viết dưới đây.

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cần nhắc lại về định nghĩa của bệnh đái tháo đường. Đây là tình trạng xảy ra khi lượng glucose (đường) trong máu có sự tăng cao và theo thời gian có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh gồm 3 loại chính là đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, đái tháo đường type 2 là loại thường gặp nhất.

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mạn tính. Thời gian trước đây, bệnh từng được gọi là “bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành” do phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng trẻ em béo phì như hiện nay đã kéo theo nhiều trường hợp mắc đái tháo đường type 2 ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Mặc dù nguyên nhân đái tháo đường type 2 vẫn chưa thật sự rõ ràng nhưng các trường hợp mắc bệnh chủ yếu có liên quan đến các vấn đề sau đây:

Cơ thể đề kháng với insulin

Glucose – một loại đường có nguồn gốc từ carbohydrate (tinh bột), là nguồn năng lượng chính giúp tế bào phát triển thành cơ bắp và các mô trong cơ thể. Khi thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa ở ruột sẽ giải phóng ra glucose, làm gia tăng lượng đường trong máu. Đây là tín hiệu để tuyến tụy kích hoạt sự sản xuất insulin. Insulin là hormone được tiết ra ở tế bào beta của tuyến tụy, có nhiệm vụ đưa glucose vào trong tế bào để tạo ra năng lượng giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ trong gan.

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 thường bắt nguồn từ việc cơ thể có sự đề kháng insulin. Khi đó, việc sử dụng insulin của cơ thể không còn hiệu quả, dẫn đến lượng glucose trong máu không vào được tế bào. Lúc này, tuyến tụy buộc phải tiết ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu. 

Lâu dần, tuyến tụy mất khả năng sản xuất và không thể cung cấp đủ insulin cho cơ thể. Hậu quả cuối cùng là chỉ số đường huyết liên tục tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Một số lý do có thể dẫn đến đề kháng insulin, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì, thừa mỡ ở bụng và các cơ quan nội tạng là nguyên nhân chính gây đề kháng insulin.
  • Lối sống ít vận động và chế độ ăn nhiều carbohydrate, chất béo bão hòa
  • Các bệnh nội tiết làm dư thừa một số loại hormone nhất định, đôi khi có thể gây ra tình trạng kháng insulin như hội chứng Cushing, bệnh to viễn cực, suy giáp…
  • Một vài loại thuốc như steroid, thuốc huyết áp, thuốc điều trị HIV…
  • Một số tình trạng di truyền như hội chứng Rabson-Mendenhall, hội chứng Donohue, chứng loạn dưỡng cơ, hội chứng Werner, rối loạn phân bố mỡ thừa…

Tuyến tụy giảm sản xuất insulin

Đái tháo đường type 2 còn được biết đến với tên gọi khác là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin”. Bởi vì ở phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường không tìm thấy dấu hiệu bất thường về khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân đái tháo đường type 2 cũng có thể do tuyến tụy không còn đủ khả năng sản xuất đủ insulin, chẳng hạn như:

Rối loạn di truyền

  • Đột biến gen làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Xơ nang NIH tạo ra vết sẹo, ngăn cản tuyến tụy sản xuất đủ insulin.
  • Hemochromatosis khiến cơ thể tích tụ quá nhiều sắt có thể gây hại cho tuyến tụy và các cơ quan khác.

Tổn thương hoặc cắt bỏ tuyến tụy

  • Chấn thương tụy hoặc các bệnh lý như viêm tụy, ung thư tuyến tụy đều có thể dẫn đến suy yếu chức năng sản xuất insulin của tế bào beta.
  • Bệnh nhân cắt bỏ tuyến tụy thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 do mất tế bào beta.
Viêm tụy là một trong các nguyên nhân gây đái tháo đường type 2.
Viêm tụy là một trong các nguyên nhân gây đái tháo đường type 2.

Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2

Một số yếu tố cá nhân và tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bao gồm:

  • Tuổi tác: Đái tháo đường type 2 có thể xảy ra ở cả trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng thường phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt là sau 45 tuổi.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Lượng mỡ trong cơ thể chủ yếu tập trung ở bụng, thay vì hông và đùi.
  • Trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Tiền sử tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh tâm thần hoặc hội chứng buồng trứng đa nang có thể là các nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2.
  • Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg.
  • Rối loạn lipid máu, tăng cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời giảm lượng cholesterol tốt (HDL). 
  • Mắc bệnh gai đen với sự xuất hiện của những vùng da bị sẫm màu ở nách và cổ.
  • Mắc tiền đái tháo đường.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, bạn cần giảm bớt nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh, đặc biệt nếu bạn bị tiền đái tháo đường. Việc thay đổi lối sống có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống ít chất béo và calo, tăng cường thêm chất xơ từ trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tích cực vận động thể chất bằng cách dành thời gian tham gia các hoạt động thể dục thể thao cường độ vừa như đi bộ nhanh, đi xe đạp, chạy bộ hoặc bơi lội.
  • Giữ cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Hạn chế ngồi yên trong thời gian dài để tránh tích tụ mỡ, hãy duy trì thói quen đứng dậy sau mỗi 30 phút và di chuyển trong ít nhất vài phút.

Tóm lại, nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 có thể là tập hợp của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố bất thường có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay
Các bệnh lý khác

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay

Điểm danh 4 chủng cúm A phổ biến: Đặc điểm và biện pháp phòng ngừa Điểm danh 4 chủng cúm A phổ biến: Đặc điểm và biện pháp phòng ngừa
Các bệnh lý khác

Điểm danh 4 chủng cúm A phổ biến: Đặc điểm và biện pháp phòng ngừa

Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ
Các bệnh lý khác

Biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng hơn bạn nghĩ

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK