Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc bệnh. Bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Vậy huyết áp từ bao nhiêu gọi là cao? Cùng Công ty Bowtie giải đáp thắc mắc này qua những thông tin vô cùng hữu ích dưới đây nhé.
Trước khi biết chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu, chúng ta cần biết huyết áp là gì cũng như các chỉ số huyết áp quan trọng. Theo đó, huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Không chỉ bạn mà rất nhiều người có cùng thắc mắc: “Huyết áp cao là từ bao nhiêu?”. Trên thực tế, huyết áp được cho là cao nếu đạt đến con số đủ để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Theo Bộ Y tế, bệnh tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg trong ít nhất hai lần đo liên tiếp tại cơ sở y tế.
Dựa vào các trị số khi đo huyết áp, tăng huyết áp sẽ được chia thành các phân độ là:
Các nguyên nhân chính gây bệnh tăng huyết áp thường gặp là hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh thận mạn tính, vấn đề ở tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận, mang thai, nghiện rượu… Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như tuổi tác, tiền sử gia đình, thừa cân, béo phì, ăn quá nhiều muối, ít vận động thể chất, sử dụng một số thuốc…
Bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì ít biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Đôi khi, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, chảy máu mũi, chóng mặt, ngứa râm ran các chi, xuất hiện vệt máu trong mắt hoặc bị xuất huyết kết mạc, nôn và buồn nôn…
Nếu không được điều trị, tình trạng huyết áp tăng cao, kéo dài có thể gây ra các biến chứng như:
Sau khi tìm hiểu “Trị số cao huyết áp là bao nhiêu?”, nhiều người cũng băn khoăn không biết liệu huyết áp tăng cao đến bao nhiêu thì phải uống thuốc. Theo Bộ Y tế, đối với những bệnh nhân cao huyết áp độ 1, 2 và có ít hơn 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, việc thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp sẽ được khuyến nghị thực hiện đầu tiên. Nếu việc thay đổi lối sống không thể kiểm soát bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc.
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán tiền cao huyết áp và tăng huyết áp độ 1, 2 có trên 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, đồng mắc hội chứng chuyển hóa, tổn thương cơ quan đích hoặc đái tháo đường, bệnh nhân sẽ được khuyến khích thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc. Riêng đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, xuất hiện biến cố hoặc bị tăng huyết áp độ 3, việc dùng thuốc sẽ phải áp dụng ngay khi bệnh được chẩn đoán.
Bài viết liên quan:
Trên thực tế, thay vì quan tâm huyết áp cao nhất là bao nhiêu, bạn cần đặc biệt lưu ý đến mức chỉ số huyết áp nguy hiểm. Bởi vì, huyết áp của bạn có thể tăng trên 200mmHg nhưng chỉ cần vượt mức nguy hiểm đã có thể gây nên các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu. Các tình trạng này có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Theo đó, cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu xảy ra khi huyết áp tăng cao kịch phát với huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg, có hoặc không kèm tổn thương cơ quan đích. Nếu thấy huyết áp tăng cao đến mức này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị ngay.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tăng huyết áp, chúng ta cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường. Vậy mức huyết áp bình thường là bao nhiêu? Trên thực tế, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Chỉ số này có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Dưới đây là chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi:
Dưới đây là một số cách có thể giúp người huyết áp cao kiểm soát huyết áp hiệu quả:
Bác sĩ sẽ yêu cầu người bị huyết áp cao đo huyết áp tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh cũng như xem xét hiệu quả của việc điều trị. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người bệnh nên sử dụng các loại máy đo huyết áp ở cánh tay để thu được kết quả chính xác hơn, không nên sử dụng thiết bị đo huyết áp ở cổ tay hoặc ngón tay. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên người bị huyết áp cao nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số huyết áp tại cơ sở y tế.
Nếu đã được chẩn đoán cao huyết áp và chỉ định dùng thuốc, bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ngoài theo dõi huyết áp thường xuyên và sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một việc quan trọng giúp người bị huyết áp cao kiểm soát huyết áp hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn xác định được mức huyết áp bình thường cũng như mức huyết áp cao là bao nhiêu. Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì huyết áp ở mức bình thường để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.