Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, Việt Nam có khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết là đái tháo đường type 2.
Cơ thể người bệnh đái tháo đường type 2 sẽ không sử dụng được đường (glucose) từ thực phẩm để tạo ra năng lượng. Nếu không điều trị, căn bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ. Để tìm hiểu rõ hơn về đái tháo đường type 2, mời bạn cùng Công ty Bowtie tham khảo bài viết sau đây.
Đái tháo đường type 2 (hay tiểu đường type 2) là bệnh lý liên quan đến tình trạng nồng độ đường (glucose) trong máu quá cao. Đây là loại đái tháo đường phổ biến nhất.
Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin để giúp glucose đi vào trong các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Thế nhưng, cơ thể của những người bị đái tháo đường type 2 lại không sản xuất đủ lượng insulin hoặc không sử dụng hiệu quả lượng insulin này. Điều đó khiến đường không vào được tế bào và tích tụ lại trong máu.
Các triệu chứng đái tháo đường type 2 có xu hướng tiến triển chậm theo thời gian. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nhẹ hoặc không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng đái tháo đường type 2 thường gặp là:
Đái tháo đường type 2 phát triển khi tuyến tụy sản sinh ít insulin hơn mức cơ thể cần hoặc các tế bào ngừng tiếp nhận insulin (đề kháng insulin). Điều này khiến cơ thể không sử dụng được hết lượng đường cần thiết, từ đó làm nồng độ đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái tháo đường type 2 này có thể là:
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 nếu:
Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, mạch máu, thận, mắt… Những biến chứng đái tháo đường type 2 có khả năng xảy ra do tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là:
Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán đái tháo đường type 2:
Đái tháo đường type 2 là một bệnh mạn tính nên không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị đái tháo đường type 2 sẽ tập trung vào quản lý lượng đường trong máu để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nhiều người chỉ cần thay đổi lối sống nhưng cũng có những người cần phải dùng thuốc để đạt được mức đường huyết như mong muốn.
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn để quản lý đái tháo đường type 2 bao gồm:
Những trường hợp cần dùng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng insulin hoặc các thuốc đái tháo đường đường uống và đường tiêm. Tuy nhiên, dù sử dụng thuốc thì người bệnh vẫn cần thay đổi lối sống để đạt được mức đường huyết mục tiêu.
Ngoài ra, bạn phải kiểm tra và theo dõi đường huyết thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ để tránh lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Điều quan trọng là giữ được mức đường huyết và cholesterol gần với con số mục tiêu nhất có thể.
Bạn có thể giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách:
Khi mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2, bệnh nhân thường không cần phải sử dụng insulin ngay, trừ khi lượng đường trong máu tăng quá cao. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng insulin như một phương pháp điều trị ngắn hạn để giúp hạ đường huyết nhanh chóng hoặc là phương pháp điều trị chính khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Đái tháo đường type 2 là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống, chế độ ăn uống có thể giúp bệnh nhân kiểm soát, làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh đái tháo đường type 2 (hay tiểu đường type 2) luôn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh sớm.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.