Vậy chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng thế nào? Cùng Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng cho người lao động khi gặp phải tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Trong đó, tai nạn lao động được định nghĩa là các tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình làm việc và gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Còn bệnh nghề nghiệp là các bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động lên sức khỏe của người lao động.
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động thuộc các nhóm sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do các tai nạn thuộc một trong những trường hợp sau:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
Trong khi đó, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề nghiệp có yếu tố độc hại.
Bài viết liên quan:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
- Bị tai nạn lao động nhiều lần
- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp
Hy vọng những thông tin được Bowtie chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng bảo hiểm nhà nước. Nếu chẳng may gặp phải rủi ro trong quá trình làm việc, bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng cho người lao động thông qua chế độ này. Vì vậy, bạn hãy tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ để nhận được nhiều quyền lợi khi tham gia lao động nhé.
Biên tập bởi
Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại
https://www.bowtie.com.vn/.
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.