Tăng huyết áp là “thủ phạm” giết người âm thầm bởi bệnh ít biểu hiện thành các dấu hiệu rõ rệt, ngay cả khi chỉ số huyết áp tăng cao. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân không phát hiện được bệnh, từ đó chậm trễ trong việc điều trị và có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tăng huyết áp gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như tim, mạch máu, mắt, thận… nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng. Vậy, tăng huyết áp gây hậu quả gì? Cùng Bảo hiểm trực tuyến Bowtie tìm hiểu chi tiết các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp trong bài viết sau nhé!
Cao huyết áp làm tăng áp lực của máu và gây tổn thương tế bào ở lớp lót bên trong động mạch. Việc này tạo điều kiện để chất béo từ thực phẩm tích tụ tại các vị trí bị tổn thương. Theo thời gian, thành động mạch trở nên kém linh hoạt, lòng động mạch bị thu hẹp dẫn đến việc máu khó lưu thông đi khắp cơ thể.
Huyết áp tăng cũng có thể khiến mạch máu yếu đi và phình to ra, tạo thành túi phình. Túi phình nếu bị vỡ sẽ gây chảy máu trong và dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều động mạch nhưng thường gặp nhất là động mạch chủ.
Ngoài ra, áp lực máu tác động lên thành mạch tăng lên cũng có thể làm vỡ các mạch máu, thường gặp là tình trạng tăng huyết áp làm vỡ mạch máu mũi. Đây cũng là lý do vì sao người bị cao huyết áp hay có biểu hiện chảy máu cam.
Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát có thể gây tổn thương tim và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Lưu lượng máu đến tim có thể bị ảnh hưởng do tăng huyết áp làm tổn thương và thu hẹp các mạch máu. Lượng máu đến tim giảm sút sẽ gây đau thắt ngực, loạn nhịp tim hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Tình trạng huyết áp tăng cao buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó gây phì đại tâm thất trái.
Khi bị tăng huyết áp, tim của bệnh nhân cần phải làm việc “hết công suất” để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo thời gian, cơ tim dần yếu đi và hoạt động kém hiệu quả. Cuối cùng, tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Lúc này, bệnh tăng huyết áp sẽ dẫn đến suy tim.
Bệnh tăng huyết áp ngoài có khả năng gây suy tim còn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Theo đó, cao huyết áp gây tổn thương các mạch máu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch (mảng xơ vữa hình thành do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác). Mảng xơ vữa bị vỡ sẽ tạo điều kiện để hình thành cục máu đông.
Tình trạng tích tụ mảng xơ vữa hoặc cục máu đông có thể làm chặn dòng máu đến nuôi cơ tim, khiến các tế bào cơ tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, từ đó chết dần. Đây được xem là một biến chứng tim mạch nguy hiểm của tăng huyết áp mà bạn cần cảnh giác.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu, biến chứng tăng huyết áp trên não cũng rất nghiêm trọng và cần được quan tâm. Tăng huyết áp có thể dẫn đến:
TIA còn được gọi là cơn đột quỵ nhẹ, xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp cho một phần của não bị gián đoạn trong thời gian ngắn, thường kéo dài vài phút. Xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông do tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của đột quỵ, cả đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Vậy tại sao tăng huyết áp gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não?
Theo đó, như đã đề cập, tình trạng huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, từ đó tạo điều kiện để mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch. Các mảng xơ vữa khi bị vỡ ra sẽ kích thích quá trình tạo thành cục máu đông. Cục máu đông từ nhiều nơi có thể di chuyển đến não, làm chặn dòng máu lên não và gây đột quỵ nhồi máu não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong não, từ đó khiến lưu lượng máu lên não giảm sút và cũng dẫn đến đột quỵ nhồi máu não.
Bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ xuất huyết não do tăng huyết áp. Điều này là vì huyết áp tăng cao làm vỡ mạch máu não. Mạch máu bị vỡ khiến máu tràn vào nhu mô não và gây tổn thương các tế bào tại đây.
Tăng huyết áp khiến các động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn và làm hạn chế lưu lượng máu đến não, từ đó có thể dẫn đến sa sút trí tuệ não mạch (một dạng sa sút trí tuệ do có sự tổn thương các mạch máu trong não). Đột quỵ làm giảm lượng máu đến não cũng có thể gây nên tình trạng này.
Tình trạng tăng huyết áp cũng có khả năng gây suy giảm nhận thức mức độ nhẹ. Đây là giai đoạn nằm giữa những thay đổi về nhận thức, trí nhớ nhẹ với các vấn đề nghiêm trọng hơn như sa sút trí tuệ.
Bài viết hữu ích:
Huyết áp tăng cao, kéo dài có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ, vô cùng mỏng manh trong mắt. Theo đó, các biến chứng mắt của tăng huyết áp bao gồm:
Tình trạng huyết áp tăng cao, kéo dài có thể làm tổn thương các mạch máu bên trong và dẫn đến thận, từ đó gây ra nhiều vấn đề ở thận. Một số biến chứng tăng huyết áp trên thận có thể kể đến như:
Tăng huyết áp có thể làm xơ cứng các mạch máu nhỏ bên trong thận, từ đó hình thành sẹo và gây ảnh hưởng đến chức năng lọc chất thải ra khỏi máu của thận.
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Cơ chế tăng huyết áp gây suy thận mạn thường có liên quan đến việc tổn thương mạch máu và bộ lọc cầu thận.
Đầu tiên, tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tới thận. Sau đó, tình trạng này còn phá hủy các bộ lọc ở cầu thận, khiến thận không thể loại bỏ các chất thải và nước dư thừa. Nước tích tụ càng nhiều càng khiến huyết áp tăng lên.
Tăng huyết áp có khả năng ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở cả 2 giới. Nam giới có thể bị rối loạn cương dương do tình trạng huyết áp cao ngăn cản máu chảy đến cơ quan sinh dục nam. Trong khi đó, lượng máu tới cơ quan sinh dục nữ bị hạn chế sẽ làm khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, giảm kích thích hoặc khiến nữ giới khó đạt được cực khoái.
Huyết áp tăng quá cao có thể dẫn đến các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu. Trên thực tế, những lúc này, bệnh nhân đôi khi mới nhận thấy rõ ràng các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp gây buồn nôn, nhức đầu, khó thở…
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có khả năng đe dọa tới tính mạng người bệnh. Nếu thấy huyết áp tăng tới ngưỡng huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg thì bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và cứu chữa kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa biến chứng nặng nề mà tăng huyết áp mang lại.
Có thể thấy, tăng huyết áp vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu đã mắc bệnh, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát huyết áp nhằm giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh tăng huyết áp có thể xảy ra.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.