Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu ở khu vực phía Bắc. Mỗi năm, số bệnh nhân đến khám là hơn 500.000 người, có những ngày có gần 3.000 người đến khám bệnh. Do đó, để tránh tình trạng chen chúc, xếp hàng hoặc bỡ ngỡ không biết phải làm gì, bạn nên tìm hiểu trước một số thông tin liên quan đến việc thăm khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trong bài viết này, Bảo hiểm Bowtie sẽ chia sẻ một số thông tin tổng quan về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để giúp quá trình thăm khám của bạn và người thân diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Mời bạn dành vài phút theo dõi nhé!
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập theo quyết định của Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/9/2007. Những ngày đầu thành lập, bệnh viện còn rất sơ khai, thiếu cả về nhân lực và trang thiết bị. Tuy nhiên, từ chỗ chỉ có 150 giường bệnh, hơn 150 cán bộ viên chức, đến nay, bệnh viện đã có 500 giường bệnh với hơn 1000 cán bộ viên chức là các thầy thuốc, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ…
Trong suốt thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã từng bước trưởng thành và phát triển vượt bậc, tạo nên thương hiệu và niềm tin trong lòng nhân dân. Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có:
- Cơ sở vật chất xanh – sạch – đẹp: Bệnh viện có 5 dãy nhà (A2, B, C, B1, A5) với tổng diện tích xây dựng là 10.500 m2.
- Trang thiết bị: Bệnh viện được trang bị trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác khám chữa bệnh như máy chụp cộng hưởng từ 1,5T (2 hệ thống), máy chụp cắt lớp vi tính 128 lần cắt, hệ thống máy chụp số hóa, 8 hệ thống nội soi khám phá tiêu hóa độ phân giải cao, các thiết bị hiện đại khác như kính hiển vi phòng phẫu thuật CarlZeiss Opmi Pentero, hệ thống định vị trong phẫu thuật…
Đặc biệt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến. Trong đó, nhiều kỹ thuật lần đầu tiên được phát triển, khai thác tại Việt Nam trong các lĩnh vực tim mạch, cấp cứu, ngoại khoa, ung bướu, chẩn đoán hình ảnh… giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng, giảm chi phí, nâng cao chất lượng điều trị.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 9 phòng chức năng, 6 trung tâm, 14 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng:
- 9 phòng chức năng gồm phòng Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Điều dưỡng, Kế hoạch tổng hợp, Quản lý chất lượng, Tổ chức – hành chính, Tài chính kế toán, Vật tư thiết bị – Quản trị và đơn vị Nghiên cứu khoa học & hợp tác quốc tế.
- 6 trung tâm gồm trung tâm Nội soi, trung tâm Tim mạch, trung tâm Đào tạo & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trung tâm Khám chữa bệnh số 1 Tôn Thất Tùng, trung tâm Tư vấn di truyền và trung tâm Hỗ trợ sinh sản & Công nghệ mô ghép.
- 14 khoa lâm sàng gồm khoa Khám bệnh, Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Điều trị nội tổng hợp, Cấp cứu và hồi sức tích cực, Ngoại A, Ngoại B, Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Gây mê hồi sức và chống đau, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Phẫu thuật và tạo hình thẩm mỹ, Phục hồi chức năng cùng với khoa Y học cổ truyền.
- 8 khoa cận lâm sàng gồm khoa Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Thăm dò chức năng, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng và tiết chế, Giải phẫu bệnh và khoa Vi sinh – ký sinh trùng.
Lịch làm việc của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là từ thứ 2 đến sáng thứ 7 với thời gian cụ thể như sau:
- Sáng: 7h – 12h
- Chiều: 13h30 – 16h30
Khi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:
Quy trình khám chữa bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế
- Bước 1: Bạn đến quầy tiếp đón 1 để khai thông tin cá nhân, xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ liên quan khác. Tại khu vực này, bạn cũng tiến hành đóng tiền để nhận số thứ tự khám và số phòng khám.
- Bước 2: Đến phòng khám và thăm khám với bác sĩ
- Bước 3: Nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, bạn đến quầy thu ngân đóng tiền, nhận số thứ tự và số phòng làm xét nghiệm. Sau đó, bạn thực hiện xét nghiệm và chờ lấy kết quả.
- Bước 4: Quay lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ kết luận bệnh và nhận đơn thuốc
- Bước 5: Đến quầy dược nhận thuốc
- Bước 6: Đến quầy thu ngân thực hiện các thủ tục thanh toán và ra về
Quy trình khám chữa bệnh ngoại trú không có bảo hiểm y tế
- Bước 1: Đến quầy tiếp đón để khai thông tin cá nhân và xuất trình các giấy tờ liên quan. Tại khu vực này, bạn cũng sẽ đóng tiền phiếu khám, nhận số thứ tự khám và số phòng khám.
- Bước 2: Đến phòng khám và thăm khám với bác sĩ
- Bước 3: Trường hợp được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, bạn đến quầy thu ngân đóng tiền, nhận số thứ tự và số phòng xét nghiệm. Sau đó, bạn thực hiện xét nghiệm và chờ lấy kết quả.
- Bước 4: Quay lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ kết luận bệnh và nhận đơn thuốc
- Bước 5: Đến quầy dược mua thuốc và ra về.
Hiện mức phí khám một số hạng mục cơ bản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội như sau:
Dịch vụ
|
Đơn giá dịch vụ |
Đơn giá bảo hiểm
|
Khám nội [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Nội soi tai mũi họng [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
104.000 đồng |
Khám ngoại [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám da liễu [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám nhi [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám mắt [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám răng hàm mặt [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám phụ sản [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Khám ung bướu [PKĐK CG] |
350.000 đồng |
38.700 đồng |
Hỗ trợ chuyên môn khám, chữa bệnh |
350.000 đồng |
|
Khám, tư vấn bệnh nghề nghiệp |
22.000 đồng |
|
Khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe lái xe nữ (chưa bao gồm xét nghiệm) |
380.000 đồng |
|
Khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe lái xe nam (chưa bao gồm xét nghiệm) |
310.000 đồng |
|
Hiện tại, một số tuyến xe buýt có lộ trình đi ngang qua Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là:
- Tuyến số 12: Công viên Nghĩa Đô – Đại Áng
- Tuyến số 16: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước Ngầm
- Tuyến số 19: Trần Khánh Dư – Thiên Đường Bảo Sơn
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thuộc tuyến nào?
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội là một bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện được định hướng trở thành bệnh viện đại học hàng đầu ở Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới.
Làm thế nào để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội?
Có 2 cách để đặt lịch hẹn khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là:
- Gọi đến số tổng đài 1900 6422
- Đặt lịch khám tại app My HMUH.
Đặc biệt, khi đặt lịch khám tại app My HMUH, bạn không chỉ được chọn thời gian khám mà còn có thể lựa chọn bác sĩ và xem trước chi phí khám. Để tải app về điện thoại, bạn hãy truy cập đường link sau: http://onelink.to/hmuh.
Trên đây là một số thông tin về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng với những thông tin này, việc thăm khám, điều trị của bạn và người thân tại bệnh viện sẽ diễn ra dễ dàng, suôn sẻ hơn.
Biên tập bởi
Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại
https://www.bowtie.com.vn/.
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.