Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Bệnh van tim: Nhóm bệnh lý tim mạch bạn cần lưu tâm

Bệnh van tim là nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến một hoặc nhiều van trong tim. Nếu không được điều trị một cách phù hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cả sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-29
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Bệnh van tim là gì?Triệu chứng bệnh van timNguyên nhân gây bệnh van timYếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý van timBệnh van tim có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán bệnh van timPhương pháp điều trị bệnh van timCách phòng ngừa bệnh lý van tim
Bệnh van tim: Nhóm bệnh lý tim mạch bạn cần lưu tâm

Để hiểu rõ hơn bệnh van tim là gì cũng như các triệu chứng của nhóm bệnh lý này, mời bạn hãy cùng Công ty Bowtie theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bệnh van tim là gì?

Cấu tạo tim con người gồm có bốn buồng cùng với bốn van là van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Mỗi van đều hoạt động đóng mở như một cánh cửa để đảm bảo dòng máu di chuyển theo một chiều qua tim đến những phần còn lại của cơ thể.

Bệnh lý van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim bị hư hỏng. Chúng có thể không đóng hoặc mở như bình thường, khiến dòng máu được bơm đi không đúng cách. Một số dạng bệnh lý van tim thường gặp là:

  • Hở van tim (hay còn gọi là “trào ngược van tim”): Là tình trạng van tim không thể đóng chặt, tạo điều kiện để máu rò rỉ ngược trở lại qua van. Sự rò rỉ có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể, đồng thời gây quá tải thể tích trong tim. 
  • Hẹp van tim: Hẹp van tim xảy ra khi các lá van trở nên dày, cứng hoặc dính vào nhau khiến các lỗ mở bị thu hẹp, gây cản trở dòng máu đi qua và buộc tim phải gắng sức hơn để tống máu. Lâu dần, bệnh có thể dẫn đến suy tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác do tim làm việc quá sức.
  • Hẹp hở van tim kết hợp: Một số trường hợp có thể mắc phải đồng thời cả hai tình trạng hẹp và hở van tim. 

Ngoài ra, một số dạng bệnh lý van tim khác ít gặp hơn có thể kể đến như sa van tim, teo van tim, dị dạng van tim, nhiễm trùng van tim…

Bài viết liên quan:

Triệu chứng bệnh van tim

Bệnh lý van tim có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo từng dạng bệnh và mức độ tổn thương cụ thể. Một số bệnh nhân không nhận thấy triệu chứng của bệnh trong nhiều năm. Trong khi đó, một số khác có thể phát triển các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Tiếng thổi ở tim
  • Khó thở ngày càng tăng, đặc biệt là khi hoạt động thể chất hoặc nằm xuống
  • Suy nhược, mệt mỏi
  • Chóng mặt và ngất xỉu
  • Cảm giác đau hoặc nặng ngực, đặc biệt khi hoạt động gắng sức
  • Đánh trống ngực, tức ngực
  • Nhịp tim nhanh hoặc tim đập không đều
  • Phù nề, sưng ở mắt cá chân, bàn chân, bụng hoặc các mạch máu ở cổ
  • Tăng cân nhanh chóng

Trên đây không phải là tất cả triệu chứng của bệnh van tim, một số trường hợp có thể phát triển những biểu hiện khác ít phổ biến hơn. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như gặp phải bất kỳ dấu hiệu khác thường nào liên quan đến tim.

Nguyên nhân gây bệnh van tim

Bệnh van tim có thể xảy ra do một số khuyết tật bẩm sinh hoặc có thể phát triển theo thời gian khi bạn già đi và/hoặc mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như:

  • Sốt thấp khớp do viêm họng không được điều trị
  • Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp
  • Thoái hóa hoặc vôi hóa mô van, van mất chức năng theo thời gian
  • Thay đổi cấu trúc van tim do lão hóa
  • Nhiễm trùng tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (viêm màng trong tim)
  • Rối loạn mô liên kết di truyền làm suy yếu mô van tim (thoái hóa myxomatous)
  • Bệnh tim bẩm sinh, dị tật tim bẩm sinh
  • Bệnh giang mai
  • Chấn thương tim

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý van tim

Rủi ro mắc các bệnh lý van tim có thể tăng nhiều hơn nếu như có sự hiện diện của bất kỳ yếu tố nguy cơ nào dưới đây:

  • Lớn tuổi
  • Tiền sử mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến van tim
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol trong máu cao
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Thừa cân, béo phì
  • Lười hoạt động thể chất
  • Tiền sử gia đình có bố hoặc anh, em trai được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch khi dưới 55 tuổi và/hoặc mẹ hay chị, em gái bị bệnh tim mạch trước 65 tuổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh van tim cao hơn.

Bệnh van tim có nguy hiểm không?

Van tim hoạt động kém hiệu quả có thể làm xuất hiện các triệu chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị sớm, tình trạng này có khả năng gây căng thẳng quá mức cho tim và dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim
  • Hình thành cục máu đông
  • Đột quỵ
  • Ngừng tim đột ngột hoặc tử vong

Phương pháp chẩn đoán bệnh van tim

Bước đầu trong việc chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành khai thác một số thông tin liên quan đến triệu chứng, tiền sử bệnh của bệnh nhân cũng như gia đình. Sau đó, thông qua ống nghe, bác sĩ sẽ kiểm tra tiếng thổi ở tim.

Nếu cho rằng bệnh nhân có khả năng mắc bệnh lý van tim, bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra, xét nghiệm khác để có đầy đủ thông tin cho việc chẩn đoán. Các kiểm tra, xét nghiệm thường được chỉ định là:

  • Điện tâm đồ (ECG) 
  • Siêu âm tim (Echo) 
  • Siêu âm tim qua thực quản (TEE) 
  • Đặt ống thông tim để chụp động mạch
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) 
  • Thực hiện các bài kiểm tra tim gắng sức khi tập thể dục

Phương pháp điều trị bệnh van tim

Dựa vào diễn biến bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như mục tiêu điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh van tim, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan khác. Theo đó, bệnh nhân nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho tim
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Quản lý căng thẳng hiệu quả
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá

Sử dụng thuốc

Thuốc không có tác dụng điều trị và khôi phục van tim bị hư hỏng nhưng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Digoxin, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp kiểm soát nhịp tim và làm giảm triệu chứng của bệnh van tim
  • Thuốc kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn mạch, có thể giúp làm giảm gánh nặng cho tim.

Phẫu thuật

Bệnh van tim là một vấn đề cơ học trong việc đóng mở các lá van. Do đó, phẫu thuật là biện pháp hiệu quả để điều trị tình trạng này. Trẻ em sinh ra với bệnh lý van tim bẩm sinh có thể được cân nhắc phẫu thuật ngay từ thời thơ ấu. Hai loại phẫu thuật được tiến hành trong điều trị bệnh lý van tim gồm:

  • Phẫu thuật sửa van tim: Phương pháp này sử dụng mô của chính bệnh nhân hoặc một số vật liệu nhân tạo để sửa chữa các van tim bị lỗi, giúp chúng hoạt động bình thường. 
  • Phẫu thuật thay thế van tim: Khi van tim bị tổn thương nghiêm trọng và không còn khả năng sửa chữa được nữa thì phẫu thuật thay thế van là điều cần thiết để duy trì hoạt động sống cho bệnh nhân. Van thay thế có thể là loại van cơ học được làm từ các vật liệu nhân tạo hoặc loại van sinh học có nguồn gốc từ động vật (lợn, bò). Một số ít trường hợp có thể thay thế bằng van hiến tặng của người khác.

Thủ thuật nong van tim

Bằng cách sử dụng các dụng cụ đặc biệt, một quả bóng nhỏ được luồn vào mạch máu đưa đến tim để mở rộng các van tim bị hẹp. Đây là phương pháp ít xâm lấn, thường được chỉ định cho những trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật hở. 

Cách phòng ngừa bệnh lý van tim

Các bệnh lý van tim đôi khi xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố mà bạn không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau để làm giảm nguy cơ mắc bệnh: 

  • Điều trị sớm và hiệu quả các tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể 
  • Tăng cường các hoạt động thể chất
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp, cholesterol cao và/hoặc đái tháo đường của bản thân
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác

Trên đây là các chia sẻ quan trọng về bệnh van tim. Qua đó, chúng ta có thể thấy, bệnh lý này không quá nguy hiểm nếu như được điều trị đúng cách. Người bệnh có thể khôi phục hoàn toàn sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhờ vào các phương pháp điều trị hiện đại. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào xuất hiện cùng với yếu tố nguy cơ, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?
Bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Lập kế hoạch phòng chống bệnh tăng huyết áp với 9 cách đơn giản Lập kế hoạch phòng chống bệnh tăng huyết áp với 9 cách đơn giản
Bệnh tim mạch

Lập kế hoạch phòng chống bệnh tăng huyết áp với 9 cách đơn giản

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK