Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu. Hiểu được các thông tin về bệnh để phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-22
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Vai trò quan trọng của hệ tim mạchBệnh tim mạch là gì?Những biểu hiện của bệnh tim mạchNguyên nhân gây bệnh tim mạchCác yếu tố nguy cơ của bệnhCác biến chứng của bệnhPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là gì?

Tim và mạch máu là các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Những bệnh lý tác động đến các cơ quan này có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh tim mạch để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Vai trò quan trọng của hệ tim mạch

Hệ tim mạch (hệ tuần hoàn) bao gồm tim và rất nhiều mạch máu. Trái tim cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết đến toàn bộ cơ thể thông qua mạng lưới mạch máu phức tạp. Máu sau khi khử oxi sẽ được mang ra khỏi mô, đi qua mạng lưới mạch máu và đổ lại về tim. Đồng thời, hệ tuần hoàn cũng vận chuyển các chất thải của cơ thể đến những cơ quan có chức năng loại thải để bài tiết ra ngoài. 

Máu luôn đi theo một chiều nhất định qua tim. Các van ở tim và mạch máu sẽ giúp quá trình lưu thông máu luôn đi đúng hướng.

Tóm lại, hệ tim mạch có vai trò quan trọng trong việc mang oxy và các chất dinh dưỡng đến mọi tế bào trong cơ thể cũng như lấy đi carbonic cùng các chất thải ra ngoài.

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là khái niệm dùng để gọi chung cho các bệnh lý có ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Người bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng về thể chất hoặc không nhận thấy bất thường nào trong cơ thể.

Bệnh tim mạch bao gồm những vấn đề liên quan đến tim hoặc mạch máu, có thể kể đến như:

  • Bị hẹp các mạch máu ở trong tim, các cơ quan khác hoặc khắp cơ thể
  • Các vấn đề về tim và mạch máu từ khi mới sinh ra (bẩm sinh)
  • Van tim hoạt động không bình thường
  • Nhịp tim bất thường
  • Cơ tim và van tim bị tổn thương do nhiễm khuẩn (thấp tim)
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi

Các trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường là những tình trạng cấp tính, xảy ra chủ yếu do tắc nghẽn trong lòng mạch làm máu không lưu thông được đến tim hoặc não.

Những biểu hiện của bệnh tim mạch

Các triệu chứng bệnh tim mạch rất đa dạng, phụ thuộc vào bệnh lý đang gặp phải. Biểu hiện thường gặp khi có vấn đề ở tim :

  • Đau thắt ngực
  • Cảm thấy nặng ngực, tức ngực hay khó chịu ở ngực
  • Thở nông, khó thở
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
Triệu chứng bệnh tim mạch
Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp của các vấn đề ở tim.

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi có tắc nghẽn mạch máu ở bất kỳ đâu trong cơ thể:

  • Đau hoặc co cứng cơ ở chân khi đang đi
  • Vết loét ở chân không lành
  • Phù chân
  • Tê liệt ở mặt hoặc tứ chi, có thể chỉ bị ở một bên cơ thể
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện, đi đứng hoặc quan sát.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch sẽ khác nhau tùy vào từng bệnh lý cụ thể. Ví dụ, các mảng bám tích tụ trong động mạch (xơ vữa động mạch) có thể gây ra bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh động mạch vành, sẹo ở cơ tim, các vấn đề di truyền hoặc thuốc có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Lão hóa, nhiễm trùng và bệnh lý có yếu tố dạng thấp thường gây ra các bệnh về van tim.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Một người sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch nếu có những yếu tố nguy cơ tim mạch như sau:

  • Tuổi cao (trên 50 tuổi)
  • Nam giới có khả năng mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi sớm hơn nữ giới
  • Bị tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Hút thuốc
  • Mắc đái tháo đường type 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ
  • Tiền sử bệnh gia đình có người mắc bệnh tim mạch
  • Ít vận động
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Chế độ ăn nhiều muối, đường và chất béo
  • Uống nhiều rượu bia
  • Lạm dụng thuốc
  • Tiền sản giật
  • Bị viêm mạn tính hoặc có bệnh tự miễn
  • Mắc bệnh thận mạn.

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

Một số người mắc bệnh tim mạch vẫn có thể tận hưởng cuộc sống và kiểm soát tốt bệnh tình nhờ tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh tim mạch có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác, như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Thiếu máu tứ chi cấp tính
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Ngưng tim đột ngột (đột tử)

Bài viết liên quan:

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh tim mạch, bác sĩ trước hết sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi về các triệu chứng, tình hình sức khỏe cũng như bệnh sử gia đình của bệnh nhân. Khi có nghi ngờ, một số phương pháp có thể được thực hiện để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác như:

  • Xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số trong máu nhằm đánh giá sức khỏe tim mạch, như nồng độ cholesterol, đường huyết và nồng độ một số protein cụ thể.
  • Đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên.
  • Điện tâm đồ giúp ghi lại hoạt động điện của tim.
  • Siêu âm tim để xem xét hình ảnh của tim và lưu lượng máu qua tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để quan sát rõ hơn hình ảnh của tim và mạch máu.
  • Bài kiểm tra căng thẳng giúp phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất đến tim trong một môi trường được kiểm soát.
  • Đặt ống thông tim để đo áp lực và lưu lượng máu ở tim.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch
Điện tâm đồ là một phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch có chữa được không?

Kế hoạch điều trị bệnh tim mạch sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và bệnh lý cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải. Các lựa chọn trong điều trị bệnh tim mạch gồm:

  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng thuốc
  • Phẫu thuật
  • Chương trình phục hồi chức năng tim mạch
  • Giám sát tích cực

Phát hiện và điều trị bệnh tim mạch ngay từ sớm giúp tiết kiệm được chi phí điều trị và ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Hầu hết bệnh tim mạch đều có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nhiều trường hợp tử vong sớm do bệnh tim và đột quỵ có khả năng tránh được nhờ vào:

  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Không hút thuốc thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động
  • Quản lý các vấn đề sức khỏe khác nếu có, như bệnh đái tháo đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Giảm thiểu và quản lý căng thẳng.

Hy vọng Website Bowtie đã giúp bạn hiểu hơn bệnh tim mạch là gì và những thông tin liên quan đến nhóm bệnh lý này. Hệ tuần hoàn đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể, vì vậy bạn cần bảo vệ để tránh các tổn thương có thể xảy ra ở tim và mạch máu. Bạn hãy thay đổi thói quen sống từ bây giờ để ngăn ngừa bệnh tim mạch nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy? Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy?
Bệnh tim mạch

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe
Bệnh tim mạch

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe

Tổng hợp các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả 2023 Tổng hợp các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả 2023
Bệnh tim mạch

Tổng hợp các nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả 2023

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK