Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Nhiễm trùng tim: Nhóm bệnh tim mạch không nên xem thường

Trong số các bệnh liên quan đến tim mạch thì nhiễm trùng tim là nhóm bệnh lý bạn không nên xem thường. Bệnh có nguy cơ chuyển biến sang suy tim, suy thận, thậm chí gây đột quỵ, tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-29
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Bệnh nhiễm trùng tim là gì?Triệu chứng nhiễm trùng timNguyên nhân nhiễm trùng timYếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm trùng timNhiễm trùng tim có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng timPhương pháp điều trị nhiễm trùng timCách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tim
Bệnh nhiễm trùng tim

Vậy bệnh tim nhiễm trùng là gì? Bệnh có biểu hiện, dấu hiệu ra sao? Làm cách nào để chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tim? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh vô cùng nguy hiểm này. 

Bệnh nhiễm trùng tim là gì?

Nhiễm trùng tim là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập vào tim. Tình trạng này có thể gây viêm hoặc tổn thương cơ tim, van tim, nội tâm mạc hoặc màng ngoài tim. 

Nhiễm trùng tim có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng tim phổ biến có thể kể đến là:

  • Viêm nội tâm mạc: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp lót bên trong tim và các van tim. Bệnh lý này khá nguy hiểm, có thể gây tổn thương tim nên cần được điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ tử vong. 
  • Viêm cơ tim: Đây là một bệnh hiếm gặp được biểu hiện bởi tình trạng viêm và tổn thương cơ tim, thường do nhiễm virus hoặc do phản ứng tự miễn dịch. 
  • Viêm màng ngoài tim: Bệnh xảy ra khi màng ngoài tim bị sưng viêm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều nhẹ và có thể tự cải thiện, nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng thì bệnh nhân cần sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật.

Triệu chứng nhiễm trùng tim

Triệu chứng nhiễm trùng tim ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào dạng bệnh gặp phải. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh tim nhiễm trùng:

  • Đau tức ở vùng ngực
  • Mệt mỏi
  • Khó thở, đặc biệt khi nằm
  • Choáng váng và ngất xỉu
  • Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
  • Xuất hiện tình trạng sốt
  • Tích tụ chất lỏng (phù nề) ở chân, mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng
  • Đau khớp hoặc cơ bắp
  • Đổ mồ hôi về đêm
Triệu chứng nhiễm trùng tim

Nguyên nhân nhiễm trùng tim

Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nhiễm trùng tim. Trong đó, virus và vi khuẩn là những tác nhân gây ra bệnh lý tim mạch thường gặp nhất. 

  • Virus: Một số loại virus thường gặp có thể gây nhiễm trùng tim là virus gây bệnh đường hô hấp, virus gây bệnh đường tiêu hóa, coxsackievirus, coronavirus, parvovirus, adenovirus, virus viêm gan C…
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn cũng là một tác nhân khác có thể gây nhiễm trùng tim. Các loại vi khuẩn phổ biến gây nên tình trạng này là vi khuẩn lao, Streptococcus , Staphylococcus…
  • Nấm và ký sinh trùng: Dù không phổ biến như virus và vi khuẩn nhưng nấm và ký sinh trùng cũng có thể là tác nhân gây bệnh tim nhiễm trùng.

Yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm trùng tim

Người sở hữu các yếu tố sau đây có nguy cơ bị nhiễm trùng tim cao hơn người bình thường:

  • Trên 65 tuổi
  • Từng thực hiện các phẫu thuật tim như cấy ghép tim, phẫu thuật van tim…
  • Mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng
  • Phải thường xuyên sử dụng các thuốc đường tiêm
  • Sử dụng ống thông trong thời gian dài
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế
  • Phải xạ trị để điều trị bệnh
  • Từng bị nhồi máu cơ tim

Nhiễm trùng tim có nguy hiểm không?

Về cơ bản, khi bị nhiễm trùng tim, bệnh nhân không nên xem thường bởi đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nặng nếu không được chữa trị kịp thời. Các biến chứng bao gồm:

  • Xuất hiện cục máu đông trong động mạch phổi (thuyên tắc phổi)
  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim 
  • Đột tử do tim 

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh để sống lâu và khỏe mạnh hơn. Điều trị cũng giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tim

Việc chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tim được thực hiện bằng nhiều cách. Trước tiên, bác sĩ thường sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân, các triệu chứng gặp phải cũng như đặt ống nghe vào lồng ngực để nghe tim phổi. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra, xét nghiệm sau đây: 

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra mức protein gây viêm trong cơ thể của bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được dùng để xem xét số lượng bạch cầu nhằm xác định dấu hiệu nhiễm trùng. 
  • Chụp X-quang ngực: Đây là phương pháp giúp bác sĩ xác định được những thay đổi về hình dạng và kích thước của tim thông qua hình ảnh chụp được, từ đó phát hiện ra tình trạng sưng, viêm nhiễm hoặc tích tụ chất lỏng trong tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể tìm kiếm và xác định tình trạng viêm, dày lên hoặc những thay đổi bất thường ở tim. 
  • Đặt ống thông tim /sinh thiết tim: Phương pháp này được thực hiện bằng cách luồn một ống nhỏ (ống thông) vào tĩnh mạch để đến tim. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở tim (sinh thiết) để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm.
Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tim
X-quang là một trong các phương pháp có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tim nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng tim

Phác đồ điều trị nhiễm trùng tim ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau để điều trị nhiễm trùng tim:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng nấm
  • Thuốc chống viêm
  • Corticoid
  • Thuốc tim mạch
  • Thuốc trị cao huyết áp (tăng huyết áp) 
  • Thuốc điều trị các bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) 

Những bệnh nhân bị nhiễm trùng tim nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật tim nếu sử dụng thuốc không hiệu quả. Các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng có thể cần thay tim hoặc phẫu thuật van tim.

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tim

Phòng ngừa chính là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tim. Theo đó, bạn nên giữ gìn sức khỏe thật tốt và lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng 
  • Tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine được khuyến nghị
  • Không sử dụng thuốc kích thích, tiêm chích ma túy
  • Giảm tiếp xúc với các khu vực có nguy cơ nhiễm trùng cao
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh về răng miệng 
  • Uống thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện các phẫu thuật tim 
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Trên đây là tổng quan về nhiễm trùng tim, nhóm bệnh lý tim mạch bạn không nên xem thường. Bạn hãy cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà Website Bowtie đã gợi ý ở trên để giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé. 

Đọc thêm
Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy? Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy?
Bệnh tim mạch

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp
Bệnh tim mạch

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát: Hệ quả nguy hiểm từ nhiều bệnh lý khác Tăng huyết áp thứ phát: Hệ quả nguy hiểm từ nhiều bệnh lý khác
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp thứ phát: Hệ quả nguy hiểm từ nhiều bệnh lý khác

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK