Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người ở độ tuổi 20 - 79 mắc bệnh đái tháo đường. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tại Việt Nam, số người trưởng thành mắc đái tháo đường đã lên đến con số gần 5 triệu người.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-06
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Bệnh đái tháo đường là gì?Phân loại đái tháo đườngDấu hiệu nhận biết đái tháo đườngNguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đườngYếu tố nguy cơ đái tháo đườngBiến chứng đái tháo đườngPhương pháp chẩn đoán đái tháo đườngPhương pháp điều trị đái tháo đườngCách phòng ngừa đái tháo đườngCâu hỏi thường gặp về đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là gì?

Vậy đái tháo đường là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh đái tháo đường thế nào? Cùng Bowtie tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến quá trình cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao kéo dài (tăng đường huyết). 

Đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả (đề kháng với insulin). Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại tới một loạt các cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm tim, thận, mắt và thần kinh.

Phân loại đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được phân thành 3 loại chính:

  • Đái tháo đường type 1: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thường được phát hiện trước 19 tuổi.
  • Đái tháo đường type 2: Đây là loại bệnh phổ biến nhất. Hơn 95% bệnh nhân đái tháo đường mắc loại này.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Loại bệnh này xảy ra ở phụ nữ mang thai, thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài đái tháo đường, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu của bạn đã cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán đái tháo đường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không?

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Các thông tin về bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2)

Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có biểu hiện rõ rệt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào mức đường huyết của người bệnh. Một số bệnh nhân, nhất là người mắc đái tháo đường type 2, không nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì. Trong khi đó, bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường được phát hiện nhanh chóng vì các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Sự hiện diện của ceton trong nước tiểu. Ceton là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy cơ và chất béo, xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin
  • Mệt mỏi, không có sức lực
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu kỉnh, nổi nóng,…
  • Nhìn mờ
  • Có vết loét chậm lành
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân
  • Mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng nướu, da và âm đạo
Vết thương chậm lành là một dấu hiệu bệnh đái tháo đường
Vết thương chậm lành là một dấu hiệu bệnh đái tháo đường thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường sẽ khác nhau tùy từng loại:

  • Đái tháo đường type 1: Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến tụy không tạo đủ insulin. 
  • Đái tháo đường type 2: Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với hormone này. 
  • Đái tháo đường thai kỳ: Trong thai kỳ, một số hormone cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển sẽ làm giảm hiệu quả của insulin trong cơ thể người mẹ. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để bù đắp, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên.

Yếu tố nguy cơ đái tháo đường

Tùy từng loại đái tháo đường mà các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh sẽ khác nhau.

Đái tháo đường type 1

Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 1 thường không rõ ràng như type 2, có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Tuổi tác: Bệnh thường gặp phải ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Đái tháo đường type 2

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Trên 45 tuổi
  • Thừa cân, béo phì
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít hoạt động thể chất, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia,…
  • Có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ
  • Hút thuốc lá chủ động hoặc bị động
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ phát triển đái tháo đường thai kỳ nếu:

  • Có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Từng sinh con nặng trên 4kg
  • Thừa cân, béo phì
  • Trên 25 tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2

Biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đái tháo đường có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Theo nhiều khảo sát cho thấy, bệnh là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong sớm ở nhiều quốc gia, là tác nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải đoạn chi.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 55% bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam đã xuất hiện biến chứng, trong đó 34% là biến chứng tim mạch, 39,5% là biến chứng về mắt và thần kinh, 24% là biến chứng ở thận.

Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Vấn đề tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Tổn thương dây thần kinh: Đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này gây ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Một số trường hợp bị viêm nhiễm, lở loét dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ chi.
  • Bệnh thận: Đái tháo đường có thể làm hỏng hệ thống lọc của thận.
  • Tổn thương mắt: Bệnh làm hỏng các mạch máu của mắt và dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn.
  • Tình trạng ở da và miệng: Bệnh khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Mất thính lực: Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Sa sút trí tuệ: Bệnh làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
  • Trầm cảm: Các triệu chứng trầm cảm thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và 2.
Đọc thêm

Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường

Ngoài quan sát các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân đái tháo đường cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Bệnh nhân sẽ được đo đường huyết sau khi đã nhịn ăn uống 8 tiếng. 
  • Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT): Khi thực hiện xét nghiệm này, bạn được yêu cầu nhịn ăn trong 8 tiếng và sau đó uống 75g glucose. Bạn sẽ được kiểm tra đường huyết sau khi uống glucose từ 1-2 giờ để đánh giá kết quả. 
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Xét nghiệm này đo mức đường huyết của bạn ở bất kỳ lúc nào mà không cần nhịn ăn.
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm này giúp xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong khoảng 2-3 tháng qua. 
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chính xác lượng đường trong máu
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán đái tháo đường.

Phương pháp điều trị đái tháo đường

Phương pháp điều trị đái tháo đường sẽ được chỉ định tùy loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. 

Đái tháo đường type 1: Vì tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin nên bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần tiêm bổ sung insulin hàng ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Đái tháo đường type 2: Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì cách điều trị tốt nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm soát cân nặng và sử dụng thuốc (trong trường hợp cần thiết).

Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học. Một số người sẽ cần sử dụng thuốc trong trường hợp không thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc thay đổi lối sống.

Cách phòng ngừa đái tháo đường

Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.

Đái tháo đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì tiến triển âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, phòng tránh đái tháo đường là việc làm vô cùng cấp thiết ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi.

Hiện nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả. Tuy nhiên, bằng việc xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bạn có thể hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ và calo. Khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Duy trì thói quen tập thể dục thể thao hoặc đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (đối với những người thừa cân, béo phì). Tuy nhiên, nếu đang trong thai kỳ thì bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cân nặng sao cho không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Bỏ thuốc lá: Việc này giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, bệnh phổi và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Uống đủ nước: Hãy duy trì thói quen uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
  • Giữ tinh thần lạc quan, thư giãn: Hạn chế căng thẳng thần kinh với phương pháp ngồi thiền và các bài tập hít thở nhẹ nhàng
  • Không xem TV khi ăn: Việc này khiến bạn mất tập trung và dễ nạp nhiều thức ăn vào cơ thể hơn mức bình thường
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Mọi người, đặc biệt là người trên 45 tuổi, nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3 năm 1 lần.

Câu hỏi thường gặp về đái tháo đường

Đái tháo đường có di truyền không?

Đái tháo đường type 1 và 2 do những nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng hai yếu tố đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành bệnh là di truyền và môi trường. Trong hầu hết các trường hợp đái tháo đường type 1, người bệnh thừa hưởng các yếu tố di truyền từ bố mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, đái tháo đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố di truyền và tiền sử gia đình hơn so với type 1. 

Vì vậy, người có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em) mắc đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ăn nhiều đường có bị đái tháo đường không?

Theo các chuyên gia, ăn nhiều đường không gây đái tháo đường type 1. Trong khi đó, đối với đái tháo đường type 2, câu trả lời thường phức tạp hơn. Việc ăn nhiều đường không trực tiếp gây đái tháo đường type 2 nhưng sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì, từ đó tăng khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, các loại đồ uống nhiều đường như nước ngọt đóng lon, cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 dù có ảnh hưởng đến cân nặng hay không.

Hy vọng bài viết này của Bowtie đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với khả năng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?

Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ
Các bệnh lý khác

Các giai đoạn sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ

Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào? So sánh cúm A và cúm B Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào? So sánh cúm A và cúm B
Các bệnh lý khác

Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào? So sánh cúm A và cúm B

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK