Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ thường gặp, gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân cải thiện hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh alzheimer, mời bạn cùng Bowtie đọc tiếp bài viết sau đây.
Bệnh alzheimer là một rối loạn thần kinh tiến triển liên quan đến tình trạng não bộ bị teo nhỏ và tế bào não chết dần. Căn bệnh này là dạng thường gặp nhất của chứng sa sút trí tuệ, gây suy giảm liên tục tư duy, hành vi và các kỹ năng xã hội, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động độc lập của bệnh nhân.
Các tế bào thần kinh của người mắc bệnh alzheimer bị phá vỡ nên ảnh hưởng đến quá trình chúng hoạt động và giao tiếp với nhau. Đồng thời, sự sụt giảm các chất dẫn truyền thần kinh cũng làm gián đoạn việc truyền tín hiệu trong não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng và mất khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.
Bệnh alzheimer có thể được chia thành 2 kiểu là:
Các triệu chứng bệnh alzheimer sẽ tiến triển dần theo thời gian, qua nhiều năm và cuối cùng trở nên rất trầm trọng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường là các vấn đề về trí nhớ, chẳng hạn như hay quên các sự kiện xảy ra gần đây hoặc quên tên các địa điểm, đồ vật.
Cùng với đó, các triệu chứng alzheimer khác cũng xuất hiện và phát triển dần, bao gồm:
Mức độ tiến triển của các triệu chứng bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào khu vực nào của não bộ bị ảnh hưởng. Triệu chứng có thể thay đổi từng ngày và trở nên nặng hơn khi gặp căng thẳng, bị bệnh hoặc mệt mỏi.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về trí nhớ hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng não bộ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm.
Dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh alzheimer sẽ được phân thành 7 giai đoạn như sau:
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh alzheimer vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, về cơ bản thì bệnh xảy ra do các protein trong não không thực hiện được chức năng như bình thường, làm gián đoạn hoạt động của tế bào thần kinh (neuron) và gây ra một loạt các vấn đề. Kết quả là nhiều tế bào thần kinh bị thương tổn, mất kết nối với nhau và cuối cùng chết đi.
Hai loại protein sau hiện được cho là có liên quan đến khả năng phát triển bệnh alzheimer:
Những thương tổn thường bắt đầu từ vùng não kiểm soát trí nhớ nhưng quá trình này sẽ diễn tiến trong nhiều năm trước khi biểu hiện triệu chứng đầu tiên. Việc mất tế bào thần kinh có thể tiếp tục xảy ra ở các vùng khác của não. Đến giai đoạn cuối, não bộ của người bệnh đã bị teo lại đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hầu hết trường hợp bị alzheimer là do sự kết hợp của nhiều tác nhân, bao gồm yếu tố di truyền, lối sống và môi trường gây ảnh hưởng đến não bộ theo thời gian.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer gồm:
Việc mất trí nhớ và ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi khác về nhận thức do bệnh alzheimer có thể khiến việc điều trị các bệnh lý khác khó khăn hơn. Người bệnh có thể không còn khả năng:
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi trong não bộ bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất, chẳng hạn như nuốt, giữ thăng bằng và khả năng kiểm soát ruột, bàng quang. Khi đó, người bệnh dễ bị tổn thương khi có vấn đề sức khỏe khác như:
Các triệu chứng alzheimer tiến triển chậm theo thời gian có thể khiến chúng ta khó nhận biết bản thân hoặc người thân đang gặp phải bệnh lý này. Để có thể đưa ra chẩn đoán alzheimer, bác sĩ sẽ cần đánh giá cẩn thận và dùng nhiều thử nghiệm, xét nghiệm khác nhau, bao gồm:
Sau khi loại bỏ các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự thì bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán lâm sàng cho bệnh alzheimer. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về những phương pháp điều trị và hỗ trợ nhằm làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh.
Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị cho bệnh alzheimer nhưng một số loại thuốc có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng cùng với nhiều hình thức hỗ trợ khác để người bệnh chung sống dễ dàng với bệnh.
Nhóm thuốc ức chế cholinesterase có thể tạm thời cải thiện các triệu chứng nhận thức của bệnh alzheimer ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng hoạt động bằng cách tăng nồng độ của một chất dẫn truyền thần kinh có tên là acetylcholine, giúp khôi phục lại sự giao tiếp của các tế bào thần kinh. Memantine cũng là một loại thuốc khác có thể được sử dụng để làm chậm tiến triển của các triệu chứng alzheimer.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng khác như mất ngủ, kích động, lo lắng và trầm cảm. Việc này không điều trị trực tiếp bệnh lý nhưng sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đồng thời, người bệnh nên cố gắng duy trì liên lạc xã hội bình thường với gia đình, bạn bè, tập luyện thể dục thường xuyên và tham gia vào các hoạt động kích thích não bộ. Nếu lo ngại về các vấn đề an toàn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh alzheimer không phải là một bệnh lý về hệ thần kinh có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống làm tăng khả năng mắc bệnh có thể được thay đổi ngay từ hôm nay. Lựa chọn lối sống lành mạnh được biết là sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer, bao gồm:
Các nghiên cứu đã nhận thấy, kỹ năng tư duy được bảo tồn sau khi mắc bệnh và nguy cơ mắc bệnh có thể giảm xuống nếu bạn tham gia các sự kiện xã hội, đọc sách, khiêu vũ, chơi board game, sáng tạo nghệ thuật, chơi nhạc cụ thường xuyên.
Tiền sử gia đình không chắc chắn sẽ khiến cho một người phát triển bệnh alzheimer. Tuy nhiên, nếu có bố, mẹ hoặc anh, chị, em ruột bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn bình thường. Sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, lối sống, môi trường được cho là có thể góp phần trong việc phát triển bệnh alzheimer.
Khi nghiên cứu về gen, các nhà khoa học phát hiện một số kiểu gen có thể liên quan đến bệnh lý này. Trong đó, gen đầu tiên được phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh và có tác động lớn nhất là gen APOE-e4 (apolipoprotein E – epsilon 4). Ước tính có khoảng 40 – 65% người bệnh mang loại gen này. Người mang gen này có khả năng xuất hiện triệu chứng alzheimer khi trẻ tuổi hơn nhưng không phải tất cả người có gen này đều bị bệnh.
Ngoài ra, còn có 3 đột gen hiếm gặp được cho là gây ra bệnh alzheimer (≤1% trường hợp), thường là dạng khởi phát sớm ở độ tuổi 40 – 60:
Những người được xác định mang một trong ba kiểu gen này ở độ tuổi sớm nên tìm cách hạn chế nguy cơ bị alzheimer, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bệnh.
Tốc độ tiến triển của bệnh alzheimer rất khác nhau. Trung bình, người bệnh sau khi được chẩn đoán có thể sống thêm 3 – 11 năm nhưng có những trường hợp sống đến 20 năm hoặc lâu hơn. Mức độ suy giảm thần kinh lúc chẩn đoán có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Thêm vào đó, các yếu tố nguy cơ liên quan đến mạch máu không được điều trị như tăng huyết áp cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiến triển của bệnh alzheimer.
Nhìn chung, người bệnh alzheimer có thể hạn chế tốc độ suy thoái của các tế bào thần kinh để có thể chung sống dễ dàng với bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh rất cần đến sự chăm sóc, hỗ trợ của những người thân yêu. Hãy cố gắng thấu hiểu, đồng cảm để cùng họ san sẻ những khó khăn của căn bệnh này nhé!
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.